Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

[Giải đáp] Bà bầu uống thuốc Hapacol được không?

Ngày 19/02/2023
Kích thước chữ

Khi mang thai, sức đề kháng của mẹ bầu bị suy yếu, do đó mẹ bầu rất dễ bị sốt cũng như cảm cúm… Nhiều mẹ bầu quan ngại việc sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến thai nhi, trong đó có Hapacol. Vậy bà bầu uống thuốc Hapacol được không? Khi sử dụng Hapacol mẹ bầu cần lưu ý những gì?

Bà bầu uống thuốc Hapacol được không? Đây đang là chủ đề được rất nhiều mẹ bầu quan tâm bởi việc sử dụng Hapacol có thể giúp mẹ bầu phần nào giảm đi các triệu chứng khó chịu của sốt và cảm cúm trong thai kỳ. Để có thể hiểu hơn về chủ đề này, trước hết hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu tìm hiểu đôi nét về thuốc Hapacol nhé!

Giải đáp thắc mắc: Hapacol là thuốc gì? Bà bầu uống thuốc Hapacol được không? 1 Bà bầu uống thuốc Hapacol được không?

Thông tin về thuốc Hapacol

Hapacol là sản phẩm của công ty TNHH Dược Hậu Giang DHG Pharma, sản xuất tại Việt Nam, là một loại thuốc nằm trong nhóm giảm đau hạ sốt. Thành phần chủ yếu của thuốc Hapacol là paracetamol. Thuốc hấp thu nhanh chóng và gần như hoàn toàn qua đường tiêu hóa, thuốc chuyển hóa ở gan và thải trừ chủ yếu qua thận.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều dạng Hapacol khác nhau với dạng bào chế và hàm lượng paracetamol cũng như các hoạt chất khác nhau bao gồm:

Chỉ định: Hapacol được chỉ định chủ yếu dùng trong các trường hợp:

  • Giảm đau: Đau đầu, đau nửa đầu, đau răng, đau nhức do cảm cúm, đau họng, đau do viêm khớp…
  • Hạ sốt: Trong trường hợp người bị cảm cúm hoặc điều trị triệu chứng sốt trong một số bệnh.

Chống chỉ định: Hapacol chống chỉ định trong một số trường hợp quá mẫn với các thành phần của thuốc và người bệnh thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase.

Tác dụng không mong muốn: Loại thuốc này rất phổ biến, được nhiều bác sĩ tin dùng để kê đơn và được đánh giá là loại thuốc khá an toàn khi sử dụng đúng liều lượng và ít gây tác dụng không mong muốn. Một số tác dụng không mong muốn ít gặp và hiếm gặp khi sử dụng Hapacol bao gồm:

  • Nổi ban trên da.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Sử dụng trong thời gian dài gây độc tính cho thận.
  • Giảm bạch cầu trung tính, giảm huyết cầu, thiếu máu…
  • Phản ứng quá mẫn (hiếm gặp).

Về tương tác của thuốc:

  • Sử dụng Hapacol dài ngày với liều cao làm tăng nhẹ tác dụng chống đông của Coumarin và dẫn chất Indandion. Ngoài ra, bạn cần chú ý đến khả năng gây hạ sốt nghiêm trọng ở những người dùng đồng thời cả Phenothiazin và các liệu pháp hạ nhiệt.
  • Các thuốc chống co giật, Isoniazid và các thuốc chống lao có thể làm tăng độc tính đối với gan của Hapacol.
Giải đáp thắc mắc: Hapacol là thuốc gì? Bà bầu uống thuốc Hapacol được không? 2 Hapacol có tác dụng giảm đau và hạ sốt hiệu quả

Bà bầu uống thuốc Hapacol được không?

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu phải trải qua không ít những mệt mỏi, khó chịu và đau nhức. Tuy nhiên, do tính chất thai kỳ rất nhạy cảm, do đó mẹ bầu cần thận trọng trong việc sử dụng thuốc. Đây cũng là lý do lý giải tại sao nhiều mẹ bầu lại băn khoăn không biết bà bầu có uống được Hapacol không.

Như đã trình bày ở trên, Hapacol có thành phần chủ yếu là paracetamol, trong khi đó, paracetamol không nằm trong danh sách các loại thuốc chống chỉ định cho thai phụ. Thêm vào đó, tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu nào chỉ ra được tác dụng phụ nào của thuốc gây sảy thai ở 3 tháng đầu, sinh non ở 3 tháng cuối, gây ra dị tật thai nhi cũng như những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của thai phụ sau sinh. Tuy nhiên, hiện nay cũng chưa có nghiên cứu xác định được tính an toàn tuyệt đối của paracetamol đối với thai nhi. 

Đối với những sản phẩm Hapacol có chứa thêm thành phần caffeine, các bác sĩ thường khuyến cáo chống chỉ định với bà bầu. Sự có mặt của caffeine có thể khiến cho thai nhi có cân nặng thấp hoặc làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe trong tương lai. Ngoài ra, việc cơ thể dung nạp một hàm lượng lớn caffeine trong thời gian dài cũng có thể dẫn đến sảy thai.

Khi dùng Hapacol mẹ bầu có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như da nổi mẩn, nôn, buồn nôn… Trường hợp dùng quá liều có thể gây mê sảng, kích động, huyết áp thấp… thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.

Như vậy, đối với thuốc Hapacol có thành phần đơn lẻ là paracetamol, mẹ bầu hoàn toàn có thể uống được trong khi mang thai, song cũng chỉ nên sử dụng khi thực sự cần thiết. 

Mẹ bầu có thể tham khảo liều dùng sau:

  • Đối với Hapacol sủi: Liều dùng an toàn nhất là uống 1 viên/lần, không dùng quá 8 viên/ngày. Khoảng cách giữa mỗi lần uống là từ 4 - 6 tiếng (nếu cần).
  • Đối với thuốc Hapacol 650mg: Mẹ bầu nên uống 1 viên/lần, không uống quá 6 viên/ngày. Khoảng cách giữa 2 lần uống dao động từ 4 - 6 tiếng.

Để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé trong suốt thai kỳ, mẹ bầu nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để nắm được cách sử dụng cũng như liều dùng phù hợp với thể trạng cũng như tình trạng bệnh của bản thân.

Một số lưu ý dành cho mẹ bầu khi sử dụng Hapacol

Bà bầu uống thuốc Hapacol được không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo mẹ bầu chỉ nên sử dụng khi thực sự cần thiết. Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng Hapacol mẹ bầu có thể tham khảo:

  • Khi bị sốt nhẹ, mẹ bầu nên đến cơ sở y tế để thăm khám, từ đó bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ bầu liều dùng phù hợp với thể trạng cũng như tình trạng sức khỏe của mẹ bầu (nếu cần).
  • Không tự ý mua thuốc Hapacol để sử dụng khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.
  • Mẹ bầu chỉ sử dụng tối đa 4 gam Hapacol mỗi ngày. Tuyệt đối không dùng quá liều Hapacol. Điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và bé trong thai kỳ.
  • Một số trường hợp đặc biệt mẹ bầu có tiền sử mắc các bệnh lý về gan, thiếu máu, suy thận… cần thông báo với bác sĩ để bác sĩ nắm được từ đó các bác sĩ sẽ cân nhắc và xem xét về việc cho mẹ bầu sử dụng Hapacol trong thời kỳ mang thai để tránh gây nhiễm độc gan cũng như các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ bầu.
  • Mẹ bầu bị suy thận, suy gan nặng, bị thiếu hụt G6PD nằm trong các đối tượng chống chỉ định với thành phần paracetamol.
  • Sau khi uống thuốc, mẹ bầu cần hạn chế dùng các loại đồ uống chứa caffeine cũng như cồn để tránh ngộ độc gan.
Giải đáp thắc mắc: Hapacol là thuốc gì? Bà bầu uống thuốc Hapacol được không? 4 Mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng Hapacol

Trên đây là những thông tin xoay quanh chủ đề bà bầu uống thuốc Hapacol được không? Hy vọng qua bài viết này, mẹ bầu có thể hiểu hơn về thuốc giảm đau hạ sốt Hapacol cũng như một số lưu ý khi sử dụng thuốc. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh và đừng quên theo dõi trang web của Nhà Thuốc Long Châu để cập nhật thêm nhiều bài viết bổ ích khác nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Medlatec.vn

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin