Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Hiến máu có tốt không?

Ngày 26/08/2022
Kích thước chữ

Hiến máu là một hành động đẹp mang đầy tính nhân văn. Những giọt máu cho đi là những tia sáng thắp lên sự sống, sự hy vọng cho người bệnh. Vậy hiến máu là gì? Hiến máu có tốt không? Hãy cùng giải đáp thắc mắc qua bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu nhé!

Hiến máu cứu người, một nghĩa cử cao đẹp thể hiện truyền thống tương thân tương ái của dân tộc ta. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều trường hợp đắn đo, lo lắng việc hiến máu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Bài viết sau đây, Nhà thuốc Long Châu sẽ giải đáp thắc mắc hiến máu là gì? Hiến máu có tốt không? Hiến máu có ảnh hưởng như thế nào đối với sức khỏe để mọi người có thể yên tâm khi giúp đỡ cứu người?

Hiến máu là gì?

Hiến máu là hành động tự nguyện cho đi một lượng máu trong cơ thể để giúp những người cần đến nó. Đây là một nghĩa cử cao đẹp được lưu truyền đến ngày nay.

Đến thời điểm hiện tại, máu là chế phẩm sinh học duy nhất chưa có cách tổng hợp nhân tạo. Đồng nghĩa với việc khi người bệnh bị thiếu máu quá nặng do những nguyên nhân khác nhau như phẫu thuật, tai nạn, bệnh lý… thì nguồn cung cấp máu hoàn toàn là nhờ người hiến máu. Chính vì thế, tại Việt Nam mỗi năm đều diễn ra chương trình hiến máu nhân đạo, đây là một hành động tốt, là việc làm có ý nghĩa to lớn trong ngành y tế nói riêng và cộng đồng nói chung. 

Máu gồm có 2 thành phần chính. Trong đó thành phần huyết tương chiếm 55% thể tích máu, thành phần còn lại là các tế bào máu như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. Việc hiến máu chủ yếu là hiến hồng cầu, hồng cầu tham gia vào quá trình trao đổi khí của toàn cơ thể, nhiệm vụ chính của nó là vận chuyển oxy từ phổi đến các tế bào và nhận khí CO2 từ các mô đưa về phổi. 

Hiến máu có tốt không? 1 Thành phần của máu bao gồm hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu và huyết tương

Đời sống của hồng cầu có thể kéo dài từ 90 - 120 ngày. Thời gian này được tính từ lúc hồng cầu được sinh ra, thực hiện các chức năng của chúng và bị tiêu hủy bởi gan và lách. Hiểu theo một cách khác, hồng cầu được sinh ra ở tủy xương và sẽ được thay thế lần lượt khi chúng hoàn thành nhiệm vụ. Vậy nên, hãy yên tâm khi bạn đi hiến máu. Khi cho đi một lượng máu rất nhỏ trong cơ thể, người cho sẽ không phải chịu bất cứ ảnh hưởng gì nhưng lại giúp mở ra một cách cửa mới cho người nhận.

Hiến máu được tiến hành như thế nào?

Đầu tiên, trước khi thực hiện hiến máu, người hiến nên chuẩn bị tốt tinh thần và sức khỏe ổn định. Đêm trước ngày đi hiến máu, hãy đi ngủ thật sớm (đảm bảo ngủ đủ giấc) và ngủ thật ngon, tránh làm những việc nặng. Nên đi hiến máu vào buổi sáng khi sức khỏe và tinh thần đang ở trạng thái sung nhất.

Hiến máu có tốt không? 2 Đêm trước khi tiến hành lấy máu hãy ngủ thật ngon

Trước khi lấy máu, người được lấy máu không nên ăn gì. Nguyên nhân là do sau khi ăn uống, thức ăn được dạ dày phân giải, các chất dinh dưỡng sẽ được ruột hấp thụ và đưa vào máu. Như vậy, sẽ dẫn đến nguy cơ làm giảm chất lượng của máu hiến. 

Khi đến nơi tiến hành lấy máu, người bệnh sẽ được kiểm tra sức khỏe sơ bộ, những người có đủ những tiêu chí sẽ được đưa đi nghỉ ngơi và chờ đợi theo thứ tự. Bác sĩ sẽ sử dụng kim đưa vào tĩnh mạch lớn ở chi trên và máu sẽ tự động đi ra theo nguyên lý thế năng. Máu sẽ được di chuyển và chứa trong túi máu đã có sẵn các chất chống đông, đảm bảo cho máu sau khi lấy có thể sử dụng được. 

Tới lúc đạt được thể tích máu dự kiến ban đầu, bác sĩ sẽ tiến hành rút kim và băng ép tại chỗ giúp cho máu không thoát ra ngoài nữa. Người hiến máu có thể nghỉ ngơi và theo dõi sức khỏe ngay tại địa điểm tiêm trong thời gian sau đó.

Máu sau khi đã được lấy vào những túi nhỏ sẽ được vận chuyển đến các trung tâm huyết học để tiến hành sàng lọc. Tại đây, tất cả những túi máu đều được trích một phần để đem xét nghiệm vi sinh nhằm phát hiện và loại trừ các bệnh lý có thể nhiễm qua đường máu. Các túi máu đủ điều kiện sẽ được phân loại theo nhóm A, B, O, AB và phân tách thành các thành phần riêng như huyết tương, hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu sau đó đem đi bảo quản ở những điều kiện thích hợp.

Hiến máu có tốt không? 3 Bác sĩ cầm máu sau khi hiến

Hiến máu có tốt không?

Không có gì phải bàn cãi về tác dụng của việc hiến máu đối với người nhận. Với những người bệnh cần đến máu, những giọt máu được cho đi không chỉ là liều thuốc giúp họ chữa bệnh mà nó còn là món quà tinh thần, mở ra những cơ hội, những hy vọng mới cho cuộc đời của họ. 

Vậy đối với người cho thì sao? Hãy yên tâm, máu có chu kỳ sinh lý của nó, vì thế cho máu sẽ không có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Ngược lại, nó còn mang đến nhiều lợi ích cho người hiến:

  • Kích thích khả năng tạo máu: Khi cơ thể bị mất máu, các thành phần trong tủy xương sẽ có đáp ứng tạo ra nguồn máu mới. Từ đó giúp máu trong cơ thể được đổi mới, chất lượng hồng cầu được trẻ hóa giúp vận chuyển khí hiệu quả hơn.
  • Đào thải sắt: Khi hiến máu, tất cả các thành phần của máu đều được cho đi, trong đó bao gồm cả sắt. Lượng sắt thoát ra từ quá trình phân hủy hồng cầu cùng với lượng sắt luôn được bổ sung qua thức ăn hàng ngày sẽ rất lớn nếu không được đào thải ra ngoài. Hậu quả là lượng sắt quá lớn làm ảnh hưởng đến quá trình chu chuyển của sắt, sắt bị ứ đọng tại các cơ quan gây ra nhiều bệnh lý.
  • Được khám sức khỏe: Người cho máu luôn phải đảm bảo các điều kiện về sức khỏe. Vì vậy, khi được tiến hành lấy máu chứng tỏ sức khỏe của bạn cũng đang ở mức ổn định. Ngoài ra, qua quá trình đo huyết áp, nhịp tim… trong quy trình hiến máu cũng giúp bạn phát hiện ra những nguy cơ mắc bệnh tiềm ẩn.
  • Xét nghiệm nhóm máu và phát hiện những bệnh lý truyền nhiễm qua đường máu: Tất cả những túi máu sau khi được thu thập đều phải thông qua quá trình xét nghiệm nhóm máu và các xét nghiệm vi sinh. Nếu túi máu có những dấu hiệu bất thường sẽ bị loại bỏ ngay lập tức. Và tất cả những thông tin này sẽ được thông báo với người hiến máu. 
Hiến máu có tốt không? 4 Hiến máu có tốt không? Câu trả lời là có bạn nhé

Hiến máu có tốt không? Câu trả lời là có. Hiến máu không chỉ giúp người bệnh có thêm cơ hội sống mà còn có rất nhiều tác dụng đối với người cho. Vì vậy, đừng ngần ngại, đừng lo lắng khi có ý định hiến máu, cho đi chính là một dạng hạnh phúc. 

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm