Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hiến trứng là một hành động cao đẹp mang lại niềm hy vọng cho những cặp vợ chồng hiếm muộn. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ còn băn khoăn hiến trứng có đau không. Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc đó và có tâm lý thoải mái nhất khi hiến trứng.
Hiến tặng trứng là một hành động mang tính nhân văn cao cả, giúp biến ước mơ có con của các cặp đôi hiếm muộn, phụ nữ không có khả năng sản xuất trứng do các nguyên nhân như suy buồng trứng sớm, mãn kinh sớm, phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng… hay phụ nữ có nguy cơ di truyền bệnh lý cho con cái. Tuy nhiên, nỗi lo về cảm giác đau đớn trong quá trình hiến trứng có thể khiến nhiều phụ nữ do dự. Vậy hiến trứng có đau không? Những giai đoạn có thể gây đau trong quy trình hiến trứng là gì?
Hiến trứng là hành động một người phụ nữ khỏe mạnh, có sức khỏe sinh sản tốt hiến tặng trứng của mình để những phụ nữ khác đang gặp khó khăn trong sinh sản có cơ hội được làm mẹ. Quy trình hiến tặng trứng bao gồm nhiều bước như:
Hiến trứng có đau không? Theo các chuyên gia, trong suốt quá trình hiến trứng, người hiến trứng có thể trải qua một số cảm giác khó chịu hoặc đau đớn. Tuy nhiên, mức độ và thời gian kéo dài của những cảm giác đau và khó chịu này sẽ khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và ngưỡng chịu đau của mỗi người. Và sẽ có những biện pháp giảm đau phù hợp được áp dụng trong từng bước của quy trình hiến trứng. Vì vậy, bạn cũng không nên quá lo lắng về cảm giác đau khi hiến trứng. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn về cảm giác khó chịu có thể gặp phải khi hiến trứng.
Trong quy trình hiến tặng trứng, giai đoạn kích thích buồng trứng hay kích trứng thường là giai đoạn khiến nhiều phụ nữ lo lắng nhất. Vậy hiến trứng có đau không trong giai đoạn này? Trong quá trình buồng trứng được kích thích, người hiến trứng có thể có cảm giác căng tức, khó chịu ở vùng bụng dưới do buồng trứng to lên. Trong chu kỳ kinh nguyệt tự nhiên, buồng trứng thường chỉ sản xuất một trứng trưởng thành (ít khi là 2 và rất hiếm khi là 3 trứng). Tuy nhiên, để thu được nhiều trứng hơn trong quá trình hiến tặng, người hiến sẽ được tiêm thuốc kích thích buồng trứng. Điều này khiến nhiều nang noãn phát triển cùng lúc và buồng trứng sẽ to lên, gây căng tức vùng bụng dưới.
Hầu hết phụ nữ chỉ cảm thấy đau âm ỉ, khó chịu, tương tự như đau bụng kinh trong giai đoạn này. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể gặp phải đau dữ dội hơn, đặc biệt khi buồng trứng phản ứng quá mức với thuốc kích thích.
Để giảm bớt sự khó chịu này, người hiến trứng có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản như: Chườm ấm vùng bụng dưới, nghỉ ngơi đầy đủ và tránh các hoạt động mạnh. Nếu đau không thuyên giảm, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau phù hợp.
Chọc hút trứng là thủ thuật giúp thu thập trứng đã trưởng thành từ cơ thể người hiến. Cảm giác đau trong và sau khi chọc hút trứng chủ yếu do hai nguyên nhân: Sự xâm nhập của kim chọc qua thành âm đạo và các cơn co thắt tử cung sau thủ thuật. Mức độ đau thường khác nhau ở mỗi người, nhưng đa số chỉ cảm thấy đau nhẹ, tương tự như đau bụng kinh. Một số trường hợp có thể gặp phải đau nhiều hơn, nhất là khi có nhiều nang trứng được chọc hút hoặc khi họ có các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Để giảm thiểu cảm giác đau và khó chịu cho người hiến trứng các bác sĩ thường sử dụng phương pháp gây tê hoặc giảm đau trước khi thực hiện thủ thuật. Sau khi chọc hút, người hiến trứng sẽ được nghỉ ngơi và theo dõi tại phòng hồi sức trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau để giúp kiểm soát cơn đau hiệu quả. Để cơ thể phục hồi nhanh chóng, người hiến trứng cũng cần tránh các hoạt động mạnh, tăng cường nghỉ ngơi trong vài ngày sau khi chọc hút.
Hiến trứng có đau không? Câu trả lời là có nhưng trong hầu hết các trường hợp, cảm giác đau và khó chịu chỉ ở mức độ vừa phải. Ngoài ra, mức độ đau khi hiến trứng mà mỗi người trải qua sẽ khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
Hiến trứng có đau không? Câu trả lời là có nhưng không đáng ngại. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và các biện pháp giảm đau hiện đại, chọc hút trứng không còn là một trải nghiệm đáng sợ như nhiều người vẫn nghĩ. Hãy trao đổi với bác sĩ để được tư vấn cụ thể về quy trình và các biện pháp giảm đau phù hợp để cảm thấy thoải mái hơn trong suốt quá trình hiến tặng trứng bạn nhé!
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.