Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đau khớp ngón tay ở bà bầu khá phổ biến do những thay đổi trong cơ thể. Tuy nhiên, do những cơn đau khớp ngón tay xuất hiện gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và sinh hoạt nên người bệnh cần được chẩn đoán và điều trị sớm.
Đau khớp ngón tay ở bà bầu là hiện tượng đau sưng ở các khớp ngón tay xuất hiện trong thai kỳ. Cơn đau thường xuất hiện đột ngột sau đó sẽ tự động biến mất, nhưng có người thì không mà còn phát triển thành bệnh lý khác.
Phần lớn phụ nữ mang thai đều gặp phải tình trạng này, thường là khi mang thai tháng cuối cơn đau sẽ xuất hiện nhiều hơn so với các tháng khác do thời điểm này cơ thể có nhiều biến đổi nhất là về hormone, cân nặng và yếu tố tâm lý khi sắp sinh.
Theo các chuyên gia, tình trạng đau nhức các khớp ngón tay trong thời kỳ mang thai có thể do các nguyên nhân sau đây gây ra:
Ngoài ra, đau khớp ngón tay, ngón chân khi mang thai có thể do môi trường làm việc, sử dụng ngón tay nhiều, mức độ làm việc nhanh dẫn đến tình trạng bị đau nhức khớp ngón tay.
Một số triệu chứng thường gặp khi bà bầu bị đau khớp ngón tay:
Theo bác sĩ chuyên khoa, nếu nguyên nhân gây đau khớp ngón tay bà bầu là do thay đổi hormone, chấn thương ngoài hay sai tư thế thì không quá đáng lo. Bệnh sẽ được cải thiện khi có chế độ chăm sóc, nghỉ ngơi và dinh dưỡng hợp lý.
Ngược lại, với các trường hợp liên quan đến bệnh lý thì cần phải được chẩn đoán và điều trị theo hướng dẫn để tránh gặp phải các biến chứng như đau các khớp ngón tay sau sinh, tổn thương khớp, thậm chí là biến dạng khớp.
Để có phương án xử lý hiệu quả, thích hợp, các bà bầu nên tìm đến các cơ sở y tế để thăm khám và xem xét mức độ ảnh hưởng cũng như nhận định chính xác về bệnh lý mà mình gặp phải.
Việc sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai cần đặc biệt thận trọng. Các biện pháp điều trị đau khớp ngón tay khi mang thai phải được sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để tránh những ảnh hưởng không tốt đến cơ thể của cả mẹ và bé.
Chữa đau khớp ngón tay ở bà bầu theo Đông y có độ an toàn cao, lành tính, không không tác dụng phụ nên rất phù hợp với người mang thai vì sử dụng thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên 100%.
Lưu ý là với bài thuốc Đông y sẽ cho tác dụng khá chậm nên chị em cần áp dụng trong thời gian dài, có sự kiên trì mới đạt hiệu quả tốt.
Một số bài thuốc có thể tham khảo và áp dụng:
So với Đông y, chữa đau khớp ngón tay ở bà bầu bằng Tây y sẽ cải thiện nhanh triệu chứng chỉ sau 1 đến 2 lần dùng. Tuy nhiên, như đã có đề cập ở trên, việc dùng thuốc Tây để chữa bệnh ở mẹ bầu thường sẽ không được khuyến khích, chỉ những trường hợp đặc biệt mới được chỉ định sử dụng.
Việc dùng quá nhiều thuốc tân dược sẽ dẫn đến tác dụng phụ ngoài ý muốn, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và bé. Thậm chí nếu lạm dụng có thể gây loét dạ dày, hại gan, thận.
Một số loại thuốc Tây dùng để chữa viêm đau khớp ngón tay cho các chị em có thể kể đến như: Thuốc giảm đau (acetaminophen, steroid,…), thuốc kháng viêm (indomethacin, diclofenac,…), thuốc có tác dụng giãn cơ giúp giảm đau,…
Ngoài ra, khi bị đau khớp ngón tay ở bà bầu có thể áp dụng bài tập vật lý trị liệu để giúp máu được lưu thông, giảm đau nhức, sưng viêm. Song song áp dụng bài tập vật lý trị liệu, các mẹ bầu có thể kết hợp sử dụng thực phẩm chức năng để tăng cường dưỡng chất cần thiết cho sụn khớp, chấm dứt cơn đau nhanh chóng, ngăn chặn bệnh tái phát. Lưu ý chị em nên đi khám bác sĩ để được tư vấn cách luyện tập phù hợp.
Khi mang thai, mẹ bầu cần chú ý giữ gìn sức khỏe, chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa để tránh nguy cơ mắc bệnh. Để hạn chế nguy cơ đau khớp ngón tay bà bầu, các chị em nên chú ý đến những vấn đề sau đây:
Nội dung trên đây đã giúp các mẹ tìm hiểu về hiện tượng đau khớp ngón tay ở bà bầu và cách điều trị. Hãy chủ động tìm hiểu thông tin về bệnh lý, dấu hiệu và thực hiện phòng ngừa từ ngay hôm nay để hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
Như Quỳnh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.