Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hiện tượng bị mộng du không quá phổ biến như các hiện tượng như ngáy, nói mớ, há miệng khi ngủ,... Nhưng nếu không may người thân trong gia đình bạn bị mộng du thì sao? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết cách xử lý khi gặp người mộng du nhé!
Theo dân gian truyền miệng, nếu gặp một người đang trong trạng thái mộng du thì không nên đánh thức họ, vì như vậy có thể khiến họ bị “điên loạn”. Tuy nhiên đây có phải là cách xử lý khi gặp người mộng du đúng đắn hay không và theo khoa học thì đâu mới là cách xử lý đúng?
Theo nghiên cứu, mộng du là một dạng rối loạn giấc ngủ. Mộng du có thể gặp ở trẻ em và cả người lớn. Đây là tình trạng mà người bệnh sẽ có thể vừa đi vừa ngủ hoặc tiến hành một số hành động vô thức trong khi vẫn còn đang ngủ.
Như đã nói ở trên, mộng du có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi hay giới tính nào, nhưng thường gặp nhất là ở trẻ em (trẻ từ 3 – 7 tuổi). Người bị mộng du thường sẽ không ý thức được những gì đang xảy ra và không nhớ được hành động mình đã làm sau khi thức dậy.
Người bị mộng du thường có các biểu hiện như sau:
Việc đánh thức người đang bị mộng du là rất khó, thậm chí người bệnh còn có thể tấn công người đánh thức mình. Đôi khi xuất hiện sự kích động trong giai đoạn ngủ sâu, đàn ông bị mộng du có xu hướng hành vi bạo lực hơn.
Mộng du có thể sẽ kết thúc một cách đột ngột, người bệnh tự giác trở lại giường và tiếp tục ngủ. Mộng du thường xuất hiện vào 1 – 2 giờ sau khi ngủ dậy và giai đoạn 3 và 4 của giấc ngủ sâu, thường kéo dài từ vài giây đến 30 phút.
Nguyên nhân gây mộng du chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, người ta đã chỉ ra một số yếu tố có thể liên quan đến chứng mộng du như sau:
Ngoài ra, mộng du ở người già có thể là biểu hiện của một số chứng bệnh về não như thiếu máu não thoáng qua, bệnh mạch máu não,…
Theo các nghiên cứu y khoa, có khoảng 30% số người trưởng thành từng mộng du trong cuộc đời và có những mức độ khác nhau. Khi ngủ, não bộ của con người sẽ rơi vào nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn kéo dài khoảng 90 phút. Mộng du sẽ rơi vào cuối giai đoạn giấc ngủ, lúc này cơ thể đang trong trạng thái nửa tỉnh nửa mê.
Sóng delta bên trong não sẽ hoạt động mạnh nhất trong giai đoạn này. Sóng Delta là sóng chậm nhất nhưng có biên độ lớn nhất, vì vậy mà chúng có thể duy trì mức độ độ nồng của giấc ngủ nhưng vẫn giữ được khả năng hoạt động thể chất.
Theo truyền miệng từ dân gian, nếu đánh thức một người đang bị mộng du, chúng ta sẽ làm họ lâm vào tình trạng “sốc,” thậm chí có thể trở nên “điên loạn”, hoặc “bị khóa mồm,” hay “hồn phách” của họ không thể trở lại vào thân thể.
Vậy theo gốc nhìn khoa học thì sao? Theo những nghiên cứu gần đây, đánh thức người mộng du sẽ không gây nguy hiểm cho họ, vì hầu hết người mộng du chỉ đang ở trong trạng thái này khoảng vài giây hoặc vài phút, sau đó thì họ có thể ngồi hoặc nằm dài xuống sàn và trở lại với giấc ngủ bình thường.
Đặc biệt, nếu một ai đó đang mộng du mà có hành động nguy hiểm như có ý định leo ra cửa sổ hoặc bước xuống cầu thang thì chúng ta phải tìm mọi cách để họ tỉnh dậy trước khi rơi vào nguy hiểm.
Vậy cách xử lý khi gặp người mộng du là gì? Thực ra, không dễ để đánh thức được người mộng du. Nếu bạn cố gắng nói chuyện với họ, họ cũng sẽ không nghe không đáp lời, hoặc họ sẽ làu bàu gì đó vô nghĩa. Và nếu bạn có cố ý đánh thức được người mộng du thì họ cũng sẽ tỏ ra bối rối, mất phương hướng.
Trên đây là một số thông tin và cách xử lý khi gặp người mộng du. Có thể thấy rằng, bạn vẫn có thể đánh thức người bị mộng du nhưng việc này không được khuyến khích, thay vào đó bạn nên nhẹ nhàng hướng dẫn họ trở về giường ngủ.
Như Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.