Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Hỏi đáp: Vi khuẩn HP có lây cho trẻ em không?

Ngày 11/10/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Phần lớn các bà mẹ bị nhiễm vi khuẩn HP thường rất lo lắng về việc có thể lây cho con làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này. Vậy vi khuẩn HP có lây cho trẻ em không? Làm thế nào để phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất? Câu trả lời sẽ được giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây.

Vi khuẩn HP là một loại vi khuẩn có hình dạng xoắn ốc và thường sinh sống trong niêm mạc dạ dày. Nhiều bố mẹ lo ngại không biết liệu vi khuẩn HP có lây cho trẻ em không? Cùng tìm hiểu ngay với Nhà thuốc Long Châu nhé.

Vi khuẩn HP có lây cho trẻ em không?

Theo dữ liệu thống kê, tỷ lệ lây nhiễm vi khuẩn HP giữa các cặp vợ chồng lên đến 60%. Ngoài ra, nếu một trong hai phụ huynh, bố hoặc mẹ, mắc phải vi khuẩn HP, tỷ lệ lây nhiễm cho con cái là khoảng 40%. Tại Việt Nam, tình hình nhiễm vi khuẩn HP đang trở nên đáng lo ngại, với tỷ lệ người mắc ở mức cao (70% ở Hà Nội và 90% ở TP. Hồ Chí Minh).

Vi khuẩn HP rất dễ lây truyền giữa người với người thông qua nhiều đường khác nhau. Trẻ em là đối tượng dễ mắc phải vi khuẩn HP nhất. Vì vậy, nếu một trong hai phụ huynh bị nhiễm vi khuẩn HP, tỷ lệ lây nhiễm cho con cái là rất cao. Do đó, cha mẹ cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề này.

Vi khuẩn hp có lây cho trẻ em không? 1
Vi khuẩn HP có lây cho trẻ em không là câu hỏi của nhiều người

Theo PGS.TS.BS. Nguyễn Văn Bàng (Khoa Nhi – Đại học Y Hà Nội), tỷ lệ trẻ em mắc phải vi khuẩn HP là từ 35% đến 50%. Cụ thể, tỷ lệ nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ em có thể phân bổ như sau: Dưới 1 tuổi là từ 20% đến 35%, từ 3 đến 10 tuổi là từ 45% đến 50%, và từ 15 đến 18 tuổi là từ 75% đến 80%. Căn bệnh này có ảnh hưởng lớn đến khả năng hấp thụ và chuyển hóa dinh dưỡng ở trẻ.

Khi trẻ bị mắc bệnh, có thể phát triển các triệu chứng nghiêm trọng như thiếu máu nặng, suy dinh dưỡng, kén ăn, phát triển chậm chạp. Một số trường hợp có thể gây ra các biến chứng như loét dạ dày, xuất huyết, viêm loét dạ dày, tiêu chảy, đau bụng kéo dài, xuất huyết tiểu cầu miễn dịch,... Căn bệnh này ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của trẻ em và cần phải được điều trị và kiểm soát kịp thời.

Con đường lây nhiễm HP cho trẻ nhỏ

Qua đường miệng

Trong văn hóa phong tục của Việt Nam, trẻ em thường được yêu chiều và quan tâm đặc biệt. Tuy nhiên, việc thể hiện tình yêu và quan tâm đến trẻ theo cách thiếu hiểu biết có thể dẫn đến nguy cơ trẻ mắc phải căn bệnh nguy hiểm như HP.

  • Hành động hôn trẻ cũng có thể khiến trẻ bị nhiễm khuẩn HP, điều mà bố mẹ hoặc người lớn thường không biết hoặc có thể xem thường.
  • Thói quen chung của người lớn là cho trẻ uống chung cốc đồ uống hoặc ăn chung từ cùng một bát đồ ăn. Tuy nhiên, việc này có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn HP.
  • Việc đút thức ăn hoặc mớm đồ ăn từ một bát cũng là một con đường tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn HP, và nhiều người có thể không nhận biết rằng hành động này rất nguy hiểm nếu bản thân đã dương tính với vi khuẩn HP.
Vi khuẩn hp có lây cho trẻ em không? 2
Hành động hôn trẻ cũng có thể khiến trẻ nhiễm khuẩn HP

Lây nhiễm HP cho trẻ từ phân

Trẻ nhỏ thường chưa có ý thức về việc giữ gìn vệ sinh để bảo vệ sức khỏe. Các bé có thể đi vệ sinh mà không rửa tay, tiếp xúc với những vùng hoặc vật dụng nhiễm khuẩn mà không biết cách bảo vệ bản thân.

Làm thế nào để phòng tránh lây nhiễm vi khuẩn HP cho trẻ?

Trong phần trên chúng tôi đã giải đáp được câu hỏi vi khuẩn HP có lây cho trẻ em không. Vậy nên việc ngăn ngừa lây nhiễm vi khuẩn HP cũng được quan tâm tâm hàng đầu. Hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa phát triển được loại vắc xin phòng ngừa vi khuẩn HP. Bệnh này có khả năng lây nhiễm cho bất kỳ thành viên nào trong gia đình. Do đó, cha mẹ cần phải chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh để ngăn ngừa lây nhiễm bệnh cho con cái. Dưới đây là một số biện pháp mà mọi người có thể áp dụng.

  • Hướng dẫn trẻ làm vệ sinh răng miệng bằng cách sử dụng bàn chải đánh răng, ly, cốc,...
  • Đảm bảo chế độ ăn uống cho trẻ với thức ăn chín, nước uống được đun sôi.
  • Rửa sạch các dụng cụ ăn uống trước khi sử dụng.
  • Tránh mớm thức ăn trực tiếp cho trẻ nhỏ.
  • Tránh sử dụng chung các dụng cụ ăn uống. Mỗi thành viên trong gia đình nên có dụng cụ ăn riêng, bao gồm cả tô canh và chén nước mắm.
  • Rửa tay kỹ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Vi khuẩn hp có lây cho trẻ em không? 3
Rửa tay kỹ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để phòng tránh HP
  • Không nên hôn trẻ nhỏ để tránh lây nhiễm bệnh cho bé.
  • Người có vi khuẩn HP không nên hắt hơi trực tiếp vào không khí gần trẻ nhỏ.
  • Nếu mẹ hoặc cha nhiễm vi khuẩn HP, cần điều trị dứt điểm để ngăn ngừa lây nhiễm bệnh cho con.
  • Cho trẻ kiểm tra sức khỏe định kỳ và xét nghiệm vi khuẩn HP theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Nếu trẻ mắc bệnh, cha mẹ cần đảm bảo trẻ tuân thủ liều thuốc đúng cách và thực hiện tất cả các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Dựa trên những thông tin trên, hi vọng rằng sẽ giúp giải đáp thắc mắc phổ biến về việc vi khuẩn HP có lây cho trẻ em không. Với tình hình lây nhiễm ngày càng gia tăng từ bố mẹ sang con cái, mọi người cần phải cẩn trọng. Nếu bạn nhận thấy con mắc các dấu hiệu như chán ăn, tăng cân chậm, buồn nôn, nôn màu đen, đi ngoài phân đen, hoặc xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào khác, hãy đưa con đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị sớm. Căn bệnh này có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa, viêm dạ dày tá tràng, hoặc ung thư, vì vậy cha mẹ nên cần thận trọng hơn nữa.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm