Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tế bào hồng cầu trong máu làm nhiệm vụ vận chuyển oxy đến các cơ quan và CO2 từ cơ quan về phổi. Tình trạng hồng cầu cao có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe mà bạn cần chú ý. Cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về tình trạng này nhé!
Trong cơ thể, bất kỳ chỉ số nào tăng hay giảm cũng đều không tốt cho sức khỏe và số lượng hồng cầu cũng không ngoại lệ. Hồng cầu cao gây ra do nhiều nguyên nhân, thường là một bệnh lý tiềm ẩn nào đó. Biết được nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách chẩn đoán sẽ giúp bạn phát hiện tình trạng này kịp thời, từ đó bảo vệ cơ thể khỏi những tình huống xấu nhất. Vậy hồng cầu cao là bệnh gì? Cùng tìm hiểu nhé!
Hồng cầu trong máu giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe con người. Chúng vận chuyển oxy từ phổi đến các tế bào, sau đó nhận lại khí cacbonic từ tế bào và vận chuyển đến phổi để đào thải. Ngoài ra, hồng cầu còn giúp cân bằng axit bazơ, tạo độ nhớt của máu. Tất cả các hoạt động diễn ra trong cơ thể đều có liên quan đến hồng cầu.
Hàm lượng hồng cầu trong máu cao là sự gia tăng hoạt động của các tế bào hồng cầu giữ chức năng vận chuyển oxy trong máu, tủy xương. Máu có quá nhiều hồng cầu sẽ tăng độ cô đặc, độ quánh hơn so với mức bình thường dẫn đến nguy cơ làm tắc nghẽn mạch máu trong hệ tuần hoàn.
Khái niệm số lượng hồng cầu cao có thể có sự khác nhau giữa các cơ sở y tế. Thông thường, mức hồng cầu ở nam giới nằm trong khoảng từ 4,35 - 5,65 triệu tế bào/microlit (mcL) máu và ở nữ giới nằm trong khoảng 3,92 - 5,13 triệu tế bào/mcL máu. Đối với trẻ em, ngưỡng hồng cầu sẽ thay đổi tùy thuộc vào độ tuổi và giới tính.
Hồng cầu cao có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Chúng bao gồm:
Lượng oxy trong máu thấp khiến cơ thể bắt buộc phải tăng cường sản xuất hồng cầu để bù đắp. Các nguyên nhân làm cho mức oxy trong máu thấp có thể kể đến là:
Nếu bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc sau thì khả năng cơ thể sẽ kích thích khả năng sản sinh ra tế bào hồng cầu:
Sau khi trải qua cuộc phẫu thuật thận hoặc mắc bệnh ung thư thận, thận sẽ sản xuất ra nhiều hormone Erythropoietin. Đây là hormone thiết yếu trong quá trình sản sinh hồng cầu. Điều này là nguyên nhân trực tiếp kích thích cơ thể sản xuất các tế bào hồng cầu, khiến lượng hồng cầu trong máu tăng cao.
Khi mất nước, máu sẽ cô đặc lại. Trong trường hợp huyết tương - thành phần chất lỏng của máu bị giảm thì số lượng hồng cầu trên 1 đơn vị thể tích nhất định sẽ tăng lên. Tuy nhiên, khi xét nghiệm trong một lượng máu nhất định thì sẽ có số lượng hồng cầu tăng lên dù trên thực tế thì số lượng tế bào vẫn được giữ nguyên.
Một số rối loạn bẩm sinh khác cũng gây ra hiện tượng hồng cầu cao là:
Những người dễ bị tăng số lượng hồng cầu trong máu thường là đối tượng béo phì, thừa cân, tăng huyết áp hoặc bệnh nhân mắc bệnh động mạch vành. Khi hồng cầu tăng, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng bao gồm:
Hồng cầu có vai trò đặc biệt quan trọng với các hoạt động của cơ thể. Do đó, nếu lượng hồng cầu tăng quá mức thì cơ thể con người sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề nguy hiểm về sức khỏe.
Nếu số lượng hồng cầu trong máu cao hơn so với số lượng tiêu chuẩn nghĩa là bạn đã mắc bệnh hồng cầu cao. Trong trường hợp mức hồng cầu tăng quá cao thì máu sẽ tăng độ đặc quánh, nguy cơ bị tắc nghẽn mạch máu cũng tăng cao. Khi đó, bệnh nhân dễ bị đột quỵ, đe dọa đến tính mạng.
Tuy nhiên, bạn có thể không cần quá lo lắng nếu lượng hồng cầu tăng do sinh lý. Một số thời điểm hồng cầu cao là sau bữa ăn, sau khi lao động thể lực hoặc khi sống trên núi cao.
Để xác định số lượng hồng cầu trong cơ thể một người có bất thường hay không, bác sĩ sẽ chỉ định làm một số xét nghiệm sàng lọc nhằm tìm ra nguyên nhân như:
Tình trạng tăng hồng cầu thường phát triển chậm trong khoảng từ 5 đến 20 năm. Cơ thể bệnh nhân vẫn bình thường trong khoảng thời gian này. Bệnh sẽ có lúc tăng cũng có lúc giảm. Nếu được điều trị tích cực, bệnh sẽ tiến triển chậm, bạn vẫn duy trì được lượng hồng cầu ổn định trong nhiều năm.
Trong trường hợp phát hiện triệu chứng bất thường, bạn hãy đi khám bác sĩ và thực hiện yêu cầu xét nghiệm. Nếu được chẩn đoán tăng hồng cầu, người bệnh cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thay đổi lối sống, điều chỉnh thói quen sinh hoạt lành mạnh, ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, không thức khuya, thường xuyên tập thể dục để cơ thể được khỏe mạnh.
Mong rằng những chia sẻ trên từ Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích về tình trạng hồng cầu cao. Trong trường hợp phát hiện một trong những triệu chứng bất thường kể trên, bạn hãy đến bác sĩ nhanh chóng để được chẩn đoán và khám chữa bệnh kịp thời nhé!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.