Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Các phương pháp điều trị ung thư có thể làm tổn thương viêm loét miệng gây cảm giác đau khi ăn uống hoặc khi nuốt. Ảnh hưởng đến quá trình điều trị của bệnh nhân nếu không được xử lý kịp thời.
Viêm loét miệng là tình trạng bệnh nhân có xuất hiện các vết trợt, loét trong niêm mạc miệng. Nguyên nhân là do tổn thương các tế bào ở miệng, họng và đường tiêu hóa, từ đó dẫn đến các vết loét tại vị trí bị ảnh hưởng do các phương pháp điều trị ung thư.
Trong một số trường hợp, vết loét có thể lan xuống họng và đường tiêu hóa gây cảm giác đau khi ăn uống hoặc khi nuốt. Viêm loét miệng có thể xuất hiện sau khi bắt đầu điều trị ung thư 1 đến 2 tuần và có thể xuất hiện rồi hết theo đợt điều trị nếu người bệnh điều trị theo chu kỳ.
Những ảnh hưởng từ các tác động dưới đây có thể dẫn đến tình trạng viêm loét miệng ở những bệnh nhân đang điều trị ung thư:
Thông thường sẽ mất 2 đến 4 tuần để các vết loét lành lại sau khi kết thúc điều trị ung thư. Viêm loét miệng có thể rất đau và dẫn đến mất nước, ăn kém và sút cân. Việc điều trị cũng có thể tốn kém nếu viêm loét miệng gây ra những vấn đề nghiêm trọng.
Các dấu hiệu thường gặp khi bị viêm loét miệng có thể khác nhau, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm và nơi nó xảy ra. Các dấu hiệu có thể bao gồm:
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng viêm loét miệng đặc biệt với các dấu hiệu sau đây:
Chăm sóc răng miệng tốt có thể có hiệu quả trong giảm nguy cơ viêm loét miệng nặng. Sử dụng bàn chải mềm và tăm bông có thể giữ cho miệng sạch và giảm nguy cơ tổn thương lợi và niêm mạc miệng. Các loại chỉ nha khoa có thể không hiệu quả và ảnh hưởng đến tình trạng viêm loét, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ rằng có nên sử dụng.
Có một số loại nước súc miệng có thể giúp làm sạch miệng và làm dịu cảm giác khó chịu. Ví dụ như baking soda, nước muối, hay dung dịch súc miệng nước muối. Các loại nước súc miệng có thành phần kháng khuẩn hay steroid có thể được khuyến cáo, tùy thuộc vào mức độ nặng của viêm loét miệng.
Benzydamine (1 loại thuốc chống viêm) và dexamethasone (1 loại thuốc thuộc nhóm steroid) được sử dụng riêng biệt trong các nước súc miệng có tác dụng làm sạch và giảm cảm giác khó chịu.
Vì một số loại nước súc miệng và phương pháp dân gian có thể gây hại và làm cho viêm loét miệng trở nên nặng hơn, nên hãy hỏi ý kiến bác sĩ của bạn trước khi sử dụng hoặc tự pha chế bất kỳ loại nước súc miệng nào tại nhà để đảm bảo là loại nước súc miệng đó phù hợp với bạn.
Một số loại thuốc bổ và vitamin có thể giảm đau và làm dịu viêm loét miệng, nhưng bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc bổ hay vitamin nào.
Bác sĩ điều trị cũng sẽ kê đơn một số loại thuốc điều trị viêm loét miệng khi cần thiết.
Một số nghiên cứu đã chứng minh áp lạnh bằng cách ngậm đá bào trước, trong và sau các phương pháp điều trị (hóa trị, xạ trị, ghép tế bào gốc) giúp phòng ngừa loét miệng và hạn chế cảm giác khó chịu bằng việc giảm dòng máu tới mô và hạn chế phơi nhiễm hóa chất liều cao hay phóng xạ do điều trị.
Nghiên cứu đã chỉ ra một số lợi ích của việc sử dụng liệu pháp laser mức độ thấp (LLLT) ở một số bệnh nhân để phòng loét miệng do ghép tế bào gốc và xạ trị vùng đầu cổ. Một số nghiên cứu vẫn đang được thực hiện để xem LLLT có thể sử dụng đối với các phương pháp điều trị khác không.
Bệnh nhân nên thực hiện kiểm tra răng miệng 2 lần một ngày bằng việc sử dụng đèn pin nhỏ, gương và một cái que popsicle (dạng que kem dẹt). Nếu bạn có răng giả thì hãy tháo ra trước khi kiểm tra miệng rằng có bất kỳ cảm giác khác lạ nào trong miệng hay thay đổi vị giác hay không?
Các thói quen khác có thể giảm đau viêm loét miệng bao gồm:
Ly Nguyễn
Nguồn tham khảo: Yhoccongdong.com