Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Có một kỹ thuật quan trọng trong sơ cứu giúp kiểm soát tình trạng chảy máu là garo cầm máu. Trong bài viết này, Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về phương pháp garo cầm máu.
Garo cầm máu là một kỹ thuật quan trọng trong sơ cứu, được sử dụng để kiểm soát tình trạng chảy máu nghiêm trọng. Garo cầm máu đã trở thành một phương pháp sơ cứu không thể thiếu trong y học hiện đại, đặc biệt là cách cầm máu tạm thời khi bị tai nạn hữu hiệu. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu về garo cầm máu, từ nguyên lý hoạt động, cách sử dụng cho đến lợi ích và hạn chế của phương pháp này.
Garo cầm máu là một phương pháp sử dụng bộ dụng cụ chuyên dụng để tạo áp lực lên mạch máu, ngăn chặn dòng chảy của máu đến vết thương. Phương pháp này thường được coi là một trong các bước sơ cứu cầm máu, áp dụng trong các trường hợp chảy máu nặng mà các biện pháp cầm máu thông thường như băng ép hoặc nén trực tiếp không hiệu quả.
Dụng cụ sơ cứu cầm máu cần có trong một hộp garo gồm: Dây cao su to bản hoặc loại dây rộng bản làm từ vật liệu mềm, kẹp, vải lót hoặc gạc lót, que, băng cuộn, dây buộc.
Nguyên lý hoạt động của garo cầm máu là áp dụng một lực ép để làm giảm hoặc ngừng chảy máu. Một dây hoặc một vật liệu mềm, được quấn quanh và siết chặt xung quanh phần cơ thể cần kiểm soát chảy máu. Khi được siết chặt đúng cách, garo cầm máu tạo nên một vòng nén xung quanh cơ thể, làm giảm áp lực trong mạch máu và ngăn chặn sự tuần hoàn máu qua vị trí đó. Điều này giúp cứu sống và kiểm soát tình trạng của người bệnh trong những tình huống khẩn cấp.
Garo cầm máu là một mẹo sơ cứu cầm máu quan trọng, hiệu quả, thường được áp dụng trong những tình huống cụ thể như:
Khi có một vết thương động mạch lớn, máu chảy ra với áp lực cao và nhanh, có thể gây mất máu đáng kể trong thời gian ngắn cần tiến hành garo cầm máu để chờ áp dụng các biện pháp can thiệp y tế phức tạp hơn.
Dấu hiệu chảy máu động mạch nặng là máu phun ra thành tia, có màu đỏ tươi và khó kiểm soát bằng các phương pháp cầm máu thông thường như ép trực tiếp. Thường gặp nhất là vết thương động mạch đùi hoặc động mạch cánh tay do tai nạn giao thông, tai nạn lao động.
Khi các biện pháp cầm máu thông thường như ép trực tiếp, băng ép và nâng cao chi không hiệu quả trong việc kiểm soát chảy máu, garo cầm máu cũng nên được áp dụng. Dấu hiệu nhận biết khi cầm máu không hiệu quả là máu tiếp tục chảy không ngừng dù đã cầm máu bằng phương pháp khác.
Garo cầm máu cũng được sử dụng như một cách sơ cứu cầm máu đối với vết thương nghiêm trọng đến các chi, gây mất nhiều máu và có nguy cơ đe dọa tính mạng người bệnh. Dấu hiệu nhận biết là sau khi tổn thương chi, bệnh nhân mất máu nhanh, vã mồ hôi, da nhợt nhạt, có dấu hiệu sốc giảm thể tích máu. Trường hợp thường gặp nhất là vết thương do thiết bị cắt hoặc nghiền nát chi.
Để sử dụng garo cầm máu hiệu quả, người thực hiện kỹ thuật này cần tuân thủ các bước sau:
Sau khi garo, cần nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời và tháo garo đúng cách.
Cách cầm máu tạm thời khi bị tai nạn này có những ưu điểm nổi bật như:
Quá trình garo có thể gây đau đớn và khó chịu cho người bị thương. Áp lực từ garo có thể gây ra cảm giác đau nhói và tê bì ở chi bị garo. Sử dụng garo không đúng cách, chẳng hạn như đặt sai vị trí, quá chặt hoặc quá lỏng, có thể không kiểm soát được chảy máu hoặc gây ra tổn thương thêm cho chi bị thương.
Một trong những rủi ro lớn nhất khi sử dụng garo cầm máu là nguy cơ hoại tử mô do thiếu máu. Nếu garo được đặt quá chặt hoặc để quá lâu, mô phía dưới vị trí garo có thể bị hoại tử do không nhận đủ máu và oxy.
Để giảm nguy cơ rủi ro, khi garo cầm máu, người thực hiện cần lưu ý:
Garo cầm máu có thể được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau, từ tai nạn giao thông, tai nạn lao động. Việc áp dụng phương pháp cầm máu này cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng và chỉ áp dụng khi thật sự cần thiết, bởi những rủi ro và biến chứng có thể xảy ra nếu không sử dụng đúng cách. Trong mọi trường hợp, sau khi sử dụng garo, cần đưa người bị thương đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được chăm sóc và điều trị kịp thời.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.