Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chấn thương ngực là một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng tử vong hàng đầu trong cấp cứu. Sơ cứu chấn thương ngực kịp thời rất hữu ích. Cùng bài viết bên dưới tìm hiểu quy trình sơ cứu chấn thương ngực một cách chi tiết nhất nhé!
Những ca tử vong từ chấn thương ngực chiếm đến 20 - 25% các trường hợp tử vong bởi chấn thương. Chính vì thế, việc trang bị các kiến thức sơ cứu chấn thương ngực không chỉ giúp ích cho các nạn nhân mà còn cho chính bản thân trong một số trường hợp.
Chấn thương ngực được xếp vào một trong các loại chấn thương đặc biệt nặng, đa chấn thương ngực. Nguyên nhân có thể xuất phát chủ yếu từ chấn thương trực tiếp hay vết thương dạng đâm xuyên. Trường hợp tử vong từ chấn thương ngực cao nhất là do tổn thương tràn khí dưới áp lực, tổn thương tim, tổn thương mạch máu lớn. Chính vì thế đòi hỏi việc phát hiện cũng như xử trí cực kỳ khẩn trương.
Được biết, trong ngực có chứa các cơ quan quan trọng bao gồm phổi, tim cùng các mạch máu lớn. Do đó, bất kỳ tổn thương nào ở bên trong đều rất nguy hiểm và gây ra nguy cơ tử vong đặc biệt cao.
Trong một số trường hợp sau đây có thể nghĩ tới chấn thương vùng ngực:
Thực hiện các bước sau đây để có thể trợ giúp nạn nhân:
Ngay khi nạn nhân bị ngừng tim, ngừng thở, cần thực hiện hô hấp nhân tạo hay hồi sức tim phổi. Điều này cần tới sự hỗ trợ của người đi cùng.
Xử trí sốc trước tiên bằng cách cho nạn nhân nằm đầu thấp, chân cao, ủ ấm.
Sử dụng một miếng vải sạch hay băng gạc vô trùng nếu có thể để sơ cứu. Dùng bàn tay ép trực tiếp lên nó và tuyệt đối không được bỏ tay ra. Bên cạnh đó, không được thay gạc khi thấy máu chảy ướt. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng thêm một miếng gạc khác để đặt lên trên trong lúc tiếp tục ép vết thương.
Hãy che kín phần vết thương hở bằng miếng gạc lớn hay quần áo sạch. Nếu nạn nhân có biểu hiện khó thở sau thao tác băng kín, hãy bỏ ngay gạc băng ép hoặc có thể băng ép nhẹ sao cho khí thoát ra.
Đối với dạng vết thương đâm xuyên, không nên lấy vật đâm xuyên ra mà cần giữ nguyên hiện trạng. Sau đó nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế để xử trí.
Đây là một trạng thái sơ cứu chấn thương ngực khẩn cấp vì nếu không được xử lý nhanh có thể dẫn đến nguy cơ tử vong rất cao. Bởi tình trạng khí tràn vào liên tục sẽ làm khoang ngực gây chèn ép lên trung thất. Theo đó, tim cũng bị chèn ép. Nạn nhân có thể nhanh chóng tử vong ngay lập tức nếu không được cấp cứu kịp thời.
Lúc này, các nạn nhân sẽ xuất hiện tình trạng khó thở tăng dần, vã mồ hôi, tím tái và tĩnh mạch cổ nổi. Đồng thời, ngực tràn khí cao hơn hẳn bên còn lại, gõ vang và nghe phổi mất tiếng rì rào phế nang hoặc có thể là không nghe thấy gì.
Để có thể thực hiện cấp cứu, cần lấy kim tiêm loại lớn (G18) để chọc vào khoang liên sườn 2 và đường giữa đòn để khí thoát ra ngoài. Cần giữ liên tục đến khi nạn nhân có dấu hiệu ổn định trở lại.
Tư thế nạn nhân cần sự thoải mái và cảm thấy dễ thở. Tốt nhất khi sơ cứu chấn thương ngực nên để nạn nhân trong tư thế nửa nằm, nửa ngồi hay nằm cao đầu.
Điều ưu tiên khi phát hiện được nạn nhân chính là gọi hỗ trợ cấp cứu y tế theo số 115 hay các cơ sở y tế gần nhất. Ngoài ra, bạn cần cung cấp đầy đủ các thông tin về nạn nhân cũng như tình trạng vết thương để các nhân viên tư vấn hay chuẩn bị thiết bị phù hợp cho việc sơ cứu. Đặc biệt cần thông báo khi nạn nhân sốc, nghi ngờ có dấu hiệu tràn khí màng phổi dưới áp lực hay các vết thương đâm xuyên.
Sơ cứu chấn thương ngực cần được thực hiện chính xác và kịp thời. Do đó, việc trang bị kiến thức cho vấn đề này là đặc biệt quan trọng. Điều này giúp các nạn nhân được cấp cứu kịp thời, hạn chế những biến chứng nguy hiểm hay nguy cơ tử vong cao.
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.