Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chọn thực đơn cho người tiểu đường hợp lý giúp kiểm soát tốt đường huyết mà không cần dùng thuốc hoặc giảm lượng thuốc đang sử dụng và các biến chứng do bệnh. Bệnh tiểu đường
Tiểu đường là chứng bệnh rối loạn chuyển hóa chất bột đường, làm tăng đường huyết mạn tính do hậu quả của sự thiếu hụt hoặc giảm hoạt động của hormone insulin hoặc do cả hai. Do đó mà người bệnh tiểu đường cần lựa chọn và cân đối chế độ dinh dưỡng hợp lý cùng với vận động thể chất để có được cuộc sống khỏe mạnh. Mục đích của thực đơn cho người tiểu đường là không làm tăng đường huyết sau mỗi bữa ăn mà vẫn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng. Bệnh nhân nên chia bữa ăn thành nhiều bữa, tốt nhất là 5 – 6 bữa/ngày.
Người bị bệnh tiểu đường nên chú ý những điều sau trong dinh dưỡng hàng ngày:
Bữa sáng là bữa quan trọng nhất trong ngày đặc biệt đối với người tiểu đường. Chúng giúp kiểm soát tốt cân nặng và ổn định đường huyết. Dưới đây là thực đơn cho người tiểu đường vào buổi sáng mà bạn có thể áp dụng:
Gợi ý 1: Một chén bún ăn kèm rau xà lách hoặc rau muống luộc, ¼ quả dưa lê hoặc ½ quả chuối Gợi ý 2: Một nửa chiếc bánh giò, khoảng 200ml sữa đậu nành, hai múi bưởi.
Với nhiều người châu Á, bữa trưa luôn được xem là bữa ăn quan trọng bởi đây là khoảng thời gian nghỉ ngơi sau buổi làm việc giúp bổ sung nguồn năng lượng. Tuy nhiên, với người mắc bệnh tiểu đường thì việc ăn uống cần cẩn trọng và hiểu rõ các thực phẩm nên tránh khi bị tiểu đường:
Gợi ý: Một chén cơm gạo lứt, canh cà chua trứng, mướp đắng tôm tươi kèm rau củ xào. (Đây là thực đơn thích hợp cho người tiểu đường giai đoạn đầu hoặc vừa được chẩn đoán tiểu đường)
Gợi ý của các bác sĩ là người tiểu đường nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Bạn không bắt buộc phải có các bữa ăn chính vì các bữa ăn lớn sẽ dễ khiến đường huyết tăng vọt. Vì thế người tiểu đường nên chọn thực đơn với một lượng vừa đủ:
Gợi ý: ½ chén cơm gạo lứt, đậu hủ kho, canh mướp đắng nhồi thịt, ½ quả cam.
Một thực đơn cho người bệnh tiểu đường tốt là trợ lực quan trọng giúp người bệnh nhanh chóng cải thiện sức khỏe. Còn tùy vào khẩu vị của mỗi người mà có thể xây dựng các thực đơn dinh dưỡng khác nhau. Để đảm bảo đủ dinh dưỡng, khoa học, người bệnh tiểu đường nên tham vấn ý kiến của bác sĩ và xây dựng thực đơn theo tuần.
Phong
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.