Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Hướng dẫn cách giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng

Ngày 31/03/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Sau khi tiêm vaccine trẻ có thể gặp một số triệu chứng như đau nhức và khó chịu tại vị trí tiêm. Bài viết sau đây sẽ thông tin đến ba mẹ cách giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng để biết cách giảm thiểu cơn đau cho trẻ.

Trẻ em cần được tiêm các loại vaccine cần thiết để ngăn ngừa bệnh tật. Tuy nhiên, do sức đề kháng còn yếu và cơ thể có khả năng xảy ra phản ứng với một số loại vaccine nên có thể gây ra cảm giác đau sau tiêm. Ba mẹ cần lưu ý cách giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng tại bài viết sau đây để bảo vệ sức khỏe cho trẻ.

Theo dõi trẻ sau khi tiêm

Trẻ em cần được theo dõi ít nhất 30 phút tại cơ sở tiêm chủng sau khi tiêm ngừa. Nếu trong quá trình quan sát, người chăm sóc phát hiện các biểu hiện bất thường như nôn mửa, thở nhanh, thở ngắt quãng, da nổi mẩn đỏ,... cần báo ngay đến các nhân viên y tế.

Ngoài ra, trong khoảng từ 24 đến 48 giờ sau khi tiêm trẻ cũng cần được theo dõi đối với:

  • Nhịp thở, thân nhiệt.
  • Khả năng nhận thức trong quá trình sinh hoạt.
  • Vùng da toàn thân và đối với vùng da tại vị trí tiêm vắc xin.
Trẻ sau khi tiêm phòng cần được theo dõi để tránh trường hợp không phù hợp vacxinTrẻ sau khi tiêm phòng cần được theo dõi để tránh trường hợp không phù hợp vacxin

Triệu chứng sau tiêm của một số loại vaccine thường gặp

Để tìm hiểu cách giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng ba mẹ cần biết được thông tin về các triệu chứng sau tiêm của một số loại vắc xin thường gặp mà trẻ đã tiêm.

Loại bệnh Tên vaccine Triệu chứng
Lao BCG

Tại vị trí tiêm: Sưng, nóng, đau.

Toàn thân: Quấy khóc, sốt nhẹ, triệu chứng kéo dài trong vài ngày.

Thông thường sau khi tiêm vaccine BCG, tại vị trí tiêm sẽ xuất hiện một nốt nhỏ và biến mất sau khoảng 30 phút. Khoảng 2 tuần sau khi tiêm sẽ xuất hiện vết loét đỏ có kích thước nhỏ, sau đó vết loét tự lành và để sẹo khoảng 5mm. Đây là điều hoàn toàn bình thường và chứng tỏ trẻ đã có miễn dịch.

Nếu trong thời gian đó tại vị trí tiêm có xuất hiện các hạch nách, hạch cổ, nốt mủ quá to, hạch dưới xương đòn trái thì cần phải đến cơ sở y tế khám lại ngay.

Viêm gan B Engerix B/Euvax B/Hepavax

Tại vị trí tiêm: Sưng, đau.

Toàn thân: Khó chịu dẫn đến quấy khóc, sốt nhẹ.

Các triệu chứng gặp phải có thể kéo dài khoảng 1 đến 2 giờ.

Bệnh cúm Vaxigrip/Influvae

Tại vị trí tiêm: Đau, sưng đỏ.

Toàn thân: Cảm thấy đau nhức, mệt mỏi, sốt.

Uốn ván VAT

Tại vị trí tiêm: Quầng đỏ, đau, nốt cứng hoặc sưng vùng tiêm kéo dài khoảng 1 đến 2 ngày sau tiêm.

Toàn thân: Cảm thấy khó chịu, sốt.

Mỗi loại vắc xin sẽ có phản ứng sau tiêm khác nhau. Phụ huynh cần quan sát biểu hiện của trẻ để tránh những nguy hiểm có thể xảy ra.

Tùy thuộc vào từng bệnh lý khác nhau mà trẻ sẽ có dấu hiệu sau khi tiêm khác nhauTùy thuộc vào từng bệnh lý khác nhau mà trẻ sẽ có dấu hiệu sau khi tiêm khác nhau

Cách giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng

Các cách giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng dưới đây có thể giúp trẻ giảm bớt cơn đau và cảm giác khó chịu trong cơ thể sau khi tiêm.

Bế trẻ khi tiêm

Việc có mặt người thân ở cạnh sẽ giúp trẻ bình tĩnh và phân tán sự tập trung của trẻ, từ đó giảm cảm giác đau nhức mà trẻ đang chịu. Khi bế trẻ cần để ý tư thế ôm sao cho để lộ vùng cánh tay hoặc đùi của trẻ để các nhân viên y tế tiêm cho trẻ dễ dàng hơn.

Cho trẻ bú mẹ

Thông thường, trẻ khi tiêm phòng được bú mẹ sẽ có xu hướng ít bị đau và quấy khóc hơn so với bình thường vì hành động này giúp phân tán sự tập trung của trẻ.

Tuy nhiên, nhiều bác sĩ vẫn khuyên rằng chỉ nên cho trẻ bú sau khi đã tiêm xong, vì nếu bú trong quá trình tiêm sẽ khiến trẻ dễ bị nôn trớ, ảnh hưởng cơ thể của trẻ.

Đối với trẻ chưa cai sữa mẹ cách giảm đau nhanh nhất là để trẻ bú mẹĐối với trẻ chưa cai sữa mẹ cách giảm đau nhanh nhất là để trẻ bú mẹ

Xoa lên da trẻ

Sau khi tiêm vaccine, nếu trẻ cảm thấy khó chịu và đau nhức thì ba mẹ có thể xoa nhẹ lên vùng da xung quanh vết tiêm. Lưu ý là không được xoa trực tiếp vào vết tiêm vì dễ khiến trẻ bị nhiễm trùng.

Tiêm mũi tiêm phối hợp

Cách giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng bằng việc kết hợp các mũi tiêm lại với nhau giúp trẻ giảm bớt số lần cảm thấy khó chịu khi tiêm. Tuy nhiên, để thực hiện tiêm các mũi tiêm phối hợp ba mẹ cần liên hệ với bác sĩ để thăm khám và xem xét khả năng tiêm đối với sức khỏe của trẻ.

Các loại vaccine phối hợp 5 trong 1, 6 trong 1 thường thấy và được sử dụng nhiều cho trẻ như Pentaxim, Infanrix hexa, Quinvaxem để phòng ngừa các bệnh như bệnh bạch hầu, uốn ván, viêm phổi, ho gà, viêm gan B, viêm màng não do bại liệt, vi khuẩn Hib,...

cách giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng là tiêm mũi phối hợpCách giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng là tiêm mũi phối hợp

Sử dụng Tylenol

Tylenol có khả năng giảm đau cho trẻ sau khi tiêm. Tuy nhiên một số nghiên cứu mới nhất cho thấy rằng thuốc này làm giảm hiệu quả của vaccin. Vì vậy nếu muốn cho trẻ sử dụng ba mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo cho sức khỏe của trẻ.

Trên đây là bài viết hướng dẫn ba mẹ các cách giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng. Lưu ý nếu cơn đau trở nên nặng hơn và không thể sử dụng các cách giảm đau như trên thì ba mẹ cần đưa trẻ đến thăm khám tại các cơ sở y tế.

Cẩm Ly

Nguồn tham khảo: vinmec.com

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm