Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trong quá trình sinh hoạt hằng ngày, chắc chắn chúng ta không thể tránh khỏi tay bị đứt. Lúc này không nên hoảng loạn mà nên có cách sơ cứu cầm máu khi bị đứt tay hợp lý.
Thông thường, các vết thương gây chảy máu nhẹ như trầy xước, đứt tay có thể thực hiện cầm máu tại nhà. Miễn sao áp dụng đúng phương pháp, đảm bảo vô trùng và cầm máu nhanh chóng là được.
Đối với người bị đứt tay với vết thương lớn, sâu và chảy nhiều máu do vô tình cắt trúng mạch máu (tĩnh mạch hay động mạch) bạn cần để ý xem máu có đang phun thành tia từ vết thương không, nếu có thì có nghĩa là bạn đã cắt trúng động mạch, phải nhanh chóng gọi cấp cứu.
Trường hợp vết cắt trúng tĩnh mạch, máu chảy từ từ thì có thể ngăn chặn nguy cơ chảy máu nhiều hoặc nhiễm trùng bằng các cách sau:
Trên đây là cách cầm máu trong trường hợp bị đứt tay sâu, bạn có thể thực hiện một cách dễ dàng, hiệu quả nếu không may gặp tai nạn. Vậy đối với những vết thương nhỏ, chúng ta phải xử trí như thế nào?
Những vết đứt tay nhỏ thường là cắt vào các mao mạch, bạn có thể sơ cứu bằng những biện pháp sau:
Rửa tay sạch bằng xà phòng loại bỏ vi khuẩn đang có trong vết thương hoặc bám xung quanh vết thương.
Rửa lại vết thương bằng oxy già để sát khuẩn một lần nữa. Sau đó bạn nhỏ một vài giọt oxy già lên trực tiếp vết thương để tiêu diệt vi trùng, vi khuẩn một lần nữa. Oxy già có thể làm cho bạn có cảm giác bị rát một chút nhưng nó có tác dụng sát khuẩn siêu tốt.
Nhanh chóng lau khô khu vực bên cạnh vết thương, hạn chế lau trực tiếp lên vết thương vì nó có thể gây ra tình trạng đau đớn và làm vết thương bị nhiễm khuẩn.
Sử dụng một ít thuốc mỡ có tác dụng tiệt trùng và làm dịu để chữa lành vết thương nhanh hơn theo sự chỉ định của bác sĩ.
Đặt băng y tế kỹ càng trên vết thương và nên cố định và đặt phần đệm của băng dán sao cho nằm bao trọn vết thương để vi khuẩn không có cơ hội xâm nhập, sau đấy dán bằng băng cuộn lại cho kín.
Vết thương sẽ lành nhanh chóng trong vòng 1 đến 2 ngày, với vết thương nặng hơn, dài ngày, bạn cần thay băng dán một ngày một lần và bảo đảm giữ vệ sinh khu vực vết thương sạch sẽ, an toàn nhất.
Hầu như các trường hợp chảy máu từ vết thương nhỏ hoặc các chấn thương dạng nhẹ đều sẽ ngừng chảy máu sau khi bạn sơ cứu cầm máu đúng cách. Tuy nhiên, mang số trường hợp chảy máu có khả năng đe dọa tới tính mạng của người bị thương. Khi gặp những sự cố sau đây, nạn nhân cần được đưa tới bệnh viện cấp cứu ngay lập tức:
Ngay cả khi máu đã ngừng chảy, nạn nhân cũng buộc phải được đi gặp bác sĩ nếu:
Một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu đó là mất máu khi một ai đó gặp chấn thương. Do đó, trong trường hợp biết cách cầm máu nhanh nhất, bạn có thể cứu sống tính mạng chính mình hoặc giúp một ai đó có thể hạn chế rủi ro, bảo toàn tính mạng.
Trên đây là một số hướng dẫn của nhà thuốc Long Châu đối với trường hợp bị đứt tay sâu và không sâu. Hi vọng với những thông tin hữu ích trên, quý đọc giả có thể có thêm kiến thức để ứng phó với những trường hợp bất ngờ bị đứt tay, sơ cứu kịp thời và đúng cách.
Như Nguyễn
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.