Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chăm sóc người bệnh dị ứng thuốc không phải là một việc đơn giản. Nó là một kỹ thuật gồm nhiều quy trình để làm sạch các thương tổn và niêm mạc.
Vì phần người bệnh phải giải thích cho họ hiểu mọi người nhà hiểu được tình trạng của bệnh nhân lúc này.
Người thực hiện
Các điều dưỡng viên hay người thực hiện cần phải có đầy đủ trang phục y tế đảm bảo vô khuẩn khi chăm sóc người bệnh và cần có một thái độ ăn cần thông cảm với người bệnh.
Chuẩn bị dụng cụ
Cần phải có đầy đủ các dụng cụ như áp kế, ống nghe, nhiệt kế, kẹp, bông gạc vô khuẩn và găng tay sạch. Kèm theo nó là tấm vải trải giường và quần áo sạch cho người bệnh trong trường hợp người bệnh còn mặc được quần áo và tấm vải trái giường phủ. Kèm theo đó là túi đựng đồ bẩn, các dụng cụ dung dịch sát khuẩn, nước muối...
Theo dõi tình trạng của người bệnh
Người thực hiện tiến hành đo mạch đo nhiệt độ, huyết áp và nước tiểu của người bệnh. Cần tiến hành thực hiện 6 giờ một lần, bạn đánh giá lại toàn bộ tình trạng mức độ tổn thương cũng như sự tiến triển của bệnh và báo cáo cho bác sĩ.
Hướng dẫn người bệnh sử dụng đồ ăn lỏng như cháo sữa đồng thời theo dõi tình trạng tiêu hóa và tinh thần của người bệnh để báo cáo bác sĩ và có hướng điều trị phù hợp.
Chăm sóc cơ bản và đặc biệt cho người bệnh dị ứng thuốc
Cần phải lau rửa niêm mạc mắt mũi của người bệnh bằng nước muối sinh lý và tra các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Những người bệnh bị niêm mạc sinh dục thì cần rửa bằng nước muối sinh lý hoặc chấm dung dịch millan.
Cách chữa dị ứng tốt nhất là cho người bệnh nằm ở trên giường bột tal phủ kín toàn bộ giường để tránh da bị tổn thương có thể tiếp xúc trực tiếp với tấm trải giường. Mỗi ngày nên thay tấm trải giường 1 tới 2 lần và tắm cũng như gội đầu cho bệnh nhân mỗi ngày một lần. Trong quá trình tắm cần tránh tình trạng kì cọ quá mạnh làm cho da bị trầy xước, lột da thành mạch gây đau rát cũng như nhiễm khuẩn nặng. Sau khi tắm xong thì thấm khô và bôi dung dịch màu lên bọng nước cũng như vùng da bị chợt ướt sau đó có thể đắp gạc, bôi mỡ mỏng lên các vết chợt tránh tấm vải giường dính vào.
Thực hiện tiêm và truyền thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Các các loại dung dịch tiêm truyền với số lượng tốc độ và liều lượng như thế nào phải đúng theo y lệnh của bác sĩ và các thao tác phải được đảm bảo vô trùng. Da của người bệnh rất nhạy cảm chỉ vì vậy phải hết sức cẩn thận.
Hướng dẫn người nhà lên một chế độ dinh dưỡng trong quá trình chăm sóc người bệnh dị ứng thuốc.
Đối với người bệnh dị ứng thuốc thì thức ăn và nước uống, số lượng, giờ ăn như thế nào cần phải đảm bảo theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Khuyên người bệnh tránh ăn mặn để giảm tác dụng phụ của thuốc và làm tăng đường huyết cũng như Natri trong máu.
Chăm sóc người bệnh dị ứng thuốc là một quá trình cần phải đảm bảo cẩn thận và hết sức chi tiết vì vậy không nên coi nhẹ.
Diệu Linh
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.