Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nấm da là bệnh da liễu phổ biến ở nước ta. Các bệnh nấm da có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, tuy không nguy hiểm tính mạng nhưng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Dưới đây là 5 bệnh nấm da thường gặp và cách phòng ngừa hiệu quả căn bệnh này.
Môi trường ô nhiễm, khí hậu thay đổi trong những năm gần đây là một trong những yếu tố khiến số lượng người mắc bệnh da liễu ngày càng tăng cao tại Việt Nam. Các bệnh lý ngoài da không chỉ tác động đến sức khỏe mà còn gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh. Trong đó, nấm da là bệnh da liễu phố biến với tỷ lệ mắc lên tới 35 đến 45% dân số. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu 5 bệnh nấm da thường gặp và cách phòng ngừa trong bài viết dưới đây.
Nấm da là tình trạng vi nấm xâm nhập và phát triển trên da gây ra nhiễm trùng. Bệnh nấm da rất phổ biến ở nước ta do khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, môi trường ô nhiễm chính là điều kiện thuận lợi cho vi nấm phát triển.
Vi nấm thường ký sinh vào các vật chủ như thực vật, động vật và con người. Chúng thường sinh sôi bằng cách phát tán bào tử nấm vào môi trường. Vi nấm thường phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ ấm, ẩm ướt. Do đó, khi gặp điều kiện thuận lợi như môi trường ẩm ướt, ít vệ sinh, sử dụng kháng sinh dài ngày, chấn thương, suy giảm hệ miễn dịch,... chúng sẽ phát triển và gây bệnh cho da. Đặc biệt ở những vị trí đổ nhiều mồ hôi như nách, bẹn, kẽ chân, kẽ tay,... Ngoài ra, những người có hệ miễn dịch suy yếu như người bị HIV/AIDS, ung thư, tiểu đường,... là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh nấm da cao hơn.
Mặc dù ít khi gây nguy hiểm tính mạng người bệnh, tuy nhiên các bệnh nấm da thường gây ra các triệu chứng lâm sàng trên da kèm theo ngứa ngáy vô cùng khó chịu. ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Người bị nấm da có thể mắc bệnh do nhiễm bào tử nấm từ không khí và môi trường xung quanh, từ người đang mắc bệnh nấm da hay từ động vật. Một số loại bệnh nấm da có thể lây nhiễm từ người sang người nếu dùng chung đồ dùng cá nhân, quần áo,...
Bệnh hắc lào do nấm nhóm Dermatophytes gây ra. Bệnh thường bùng phát mạnh vào mùa hè tại các vị trí như vùng kín, bẹn, kẽ mông, thắt lưng,...
Triệu chứng điển hình của bệnh hắc lào là ngứa, trên da xuất hiện các vòng tròn màu đỏ có viền rõ rệt cùng những mụn nước nhỏ. Ban đầu tổn thương do hắc lào chỉ là một đám nhỏ, nếu không được chữa trị tổn thương sẽ lan rộng thành mảng lớn. Đặc biệt tốc độ lây lan càng nhanh nếu người bệnh gãi vào vùng da tổn thương. Bệnh hắc lào có thể lây nhiễm sang người lành nếu dùng chung đồ dùng hàng ngày như khăn tắm, quần áo, chăn,...
Nấm da đầu cũng là một trong 5 bệnh nấm da thường gặp ở người Việt Nam. Nấm Dermatophytes cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng nấm da đầu. Bệnh cũng có thể lây lan nếu dùng chung khăn, lược, gối,...
Có thể nhận biết nấm da đầu thông quá các triệu chứng như:
Nấm kẽ hay nước ăn chân do nấm Epidermophyton và Candida albicans gây ra. Bệnh nấm kẽ thường dễ mắc vào mùa mưa, thường xuất hiện ở những người phải ngâm nước lâu như người làm ruộng, công nhân vệ sinh,... Các vị trí kẽ chân, kẽ tay, kẽ bẹn, kẽ cổ,... rất dễ mắc căn bệnh này.
Bệnh lang ben do nấm men Pityrosporum Ovale gây ra, đây là loại nấm ưa sống trong môi trường nhiều dầu. Vì thế, cổ nang lông tuyến bã chính là nơi thường trú của loại nấm này.
Lang ben thường gặp ở những người có da dầu, phổ biến nhất ở thiếu niên và người trẻ tuổi. Một số yếu tố thuận lợi làm tăng nguy cơ bị lang ben như da dầu, da đổ nhiều mồ hôi, dinh dưỡng kém, suy giảm miễn dịch, sử dụng corticosteroid,...
Tổn thương do lang ben thường là các nốt hình tròn nhỏ giống bèo tấm có màu nâu hoặc nâu vàng liên kết với nhau thành mảng lớn có giới hạn rõ ràng. Vị trí lang ben thường gặp ở ngực, bả vai, mặt,...
Nấm móng cũng là một trong 5 bệnh nấm da thường gặp. Nấm móng thường gây ra tình trạng móng mất màu, móng bị khuyết, móng nhô lên cao, bề mặt móng có rãnh lỗ chỗ,... Lâu dần, móng bị nấm sẽ chuyển từ màu trắng sang vàng hoặc màu trắng đục. Ngoài ra, nấm móng cũng khiến móng bị giòn và có thể gây ra mùi hôi.
Các bệnh nấm da thường gặp có thể phòng ngừa nếu bạn thực hiện các biện pháp dưới đây:
Trên đây là tổng hợp danh sách 5 bệnh nấm da thường gặp. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách phòng ngừa các bệnh nấm da này. Qua đó biết cách chăm sóc bản thân, vệ sinh cá nhân đúng cách để tránh nguy cơ bị nấm da.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.