Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh nấm Dermatophytosis là một bệnh ngoài da mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Bệnh khá phổ biến trên toàn thế giới và ảnh hưởng tới mọi độ tuổi. Nếu không phát hiện và điều trị bệnh đúng cách thì có thể sẽ khiến cho bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn, dễ dẫn tới nhiễm trùng.
Bệnh nấm Dermatophytosis là một bệnh lý do nhiễm nấm ở ngoài da, ngay ở lớp sừng và móng. Khi gặp các triệu chứng của bệnh này, bạn nên thăm khám kịp thời để được hướng dẫn điều trị đúng cách. Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nhé!
Bệnh nấm Dermatophytosis là tình trạng nhiễm nấm ngoài da, triệu chứng cơ năng và triệu chứng thực thể của bệnh này thay đổi tùy vào từng khu vực mà chúng ta nhiễm bệnh.
Thông thường sẽ có 3 chủng nấm gây bệnh ngoài da gồm có: Epidermophyton, Microsporum và Trichophyton. Các loại nấm này sẽ gây bệnh nấm ngoài da, chủ yếu ở những vị trí như móng tay, da và tóc. Đa phần những bệnh mà các loại nấm này gây ra sẽ xảy ra chủ yếu ở nang lông, lớp sừng và móng tay. Nếu không điều trị sớm và đúng cách thì có thể để cho nấm xâm nhập sâu vào trong nội tạng.
Những người dễ bị nhiễm nấm đó là người có bệnh nền như đái tháo đường, rối loạn tuần hoàn và bệnh di truyền. Bởi những bệnh lý này có thể ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của cơ thể, dễ bị nấm xâm nhập hơn.
Việc có dễ bị nhiễm nấm hay không sẽ phụ thuộc vào sức đề kháng của cơ thể, khu vực nhiễm nấm và những chủng nấm đặc hiệu. Đối với những ai có hệ miễn dịch yếu thì khả năng nhiễm nấm sẽ tăng lên, có thể dễ bị nhiễm toàn thân và có nhiễm khuẩn thứ phát.
Bệnh nấm này có thể lây truyền qua đường tiếp xúc trực tiếp và cả gián tiếp. Khi tiếp xúc trực tiếp, nấm lây nhiễm từ da người này sang người khác hoặc từ động vật sang người, từ động vật này sang động vật khác. Ngược lại, đối với đường gián tiếp thì có thể lây nhiễm bởi việc tiếp xúc với các vật dụng, đồ áo, phụ kiện của người bị nhiễm, nhất là ở khu vực tắm chung. Trên thực tế, chủ yếu chúng ta dễ nhiễm nấm thông qua đường tiếp xúc gián tiếp, bởi nhóm nấm Dermatophytosis có khả năng sống trong thời gian dài mà không cần vật chủ.
Triệu chứng khi bị nhiễm nấm sẽ phụ thuộc vào vị trí nhiễm nấm của người bệnh, chẳng hạn các biểu hiện như viêm da và rụng tóc đến hình thành sẹo. Khi bị nhiễm nấm, có thể bạn sẽ thấy những nốt mụn nhỏ hoặc lớn trên da, đặc biệt tình trạng viêm da ngày càng diễn biến nghiêm trọng hơn. Các tổn thương trở nên lớn hơn và có giới hạn không đều, có thể có các tổn thương nhỏ hơn bao xung quanh. Nếu chúng ta điều trị bệnh không đúng cách thì có thể khiến cho những tổn thương thay đổi hình dáng vết nhiễm nấm, làm chẩn đoán sai và điều trị cũng không hiệu quả.
Nấm Dermatophytosis là loại nấm có khả năng gây bệnh ở sâu trong cơ thể như ở hệ thần kinh trung ương, các cơ quan ở nội tạng, xương. Tuy nhiên tình trạng gây bệnh này rất hiếm xảy ra bởi nấm Dermatophytosis thường không tồn tại ở mức nhiệt độ bên trong cơ thể chúng ta.
Để chẩn đoán bệnh nấm da Dermatophytosis, bác sĩ sẽ dựa trên 2 yếu tố là:
Với chẩn đoán bệnh nấm móng thì xét nghiệm tốt nhất chính là nhuộm móng cắt bằng periodic acid - Schiff. Còn trong việc chẩn đoán bằng soi tươi trong KOH thì vùng bị ảnh hưởng của nấm là bản móng chứ không phải dưới móng, cần phải được kiểm tra và xét nghiệm.
Chỉ có nhiễm nấm da đầu và nhiễm trùng móng mới cần nuôi cấy để xác định được chính xác tác nhân gây bệnh. Còn lại những trường hợp khác thì việc nuôi cấy không quá cần thiết. Ngoài ra, việc nuôi cấy sẽ còn được thực hiện với trường hợp bị viêm nhiều, bị bội nhiễm vi khuẩn nặng đi kèm với triệu chứng rụng tóc nhiều.
Một số trường hợp cần phải chẩn đoán phân biệt với nhiễm nấm da có thể kể đến như:
Thông thường, để chữa trị bệnh nấm Dermatophytosis thì các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chống nấm tại chỗ hoặc bằng đường uống. Một số loại thuốc chống nấm hay dùng đó là: Terbinafin, econazole, ciclopirox,... Trong một số trường hợp thì có thể dùng thêm corticosteroid.
Thuốc chống nấm đường uống sẽ được chỉ định cho đa số những bệnh nhân bị nhiễm trùng da. Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ kê đơn cho phù hợp. Còn thuốc corticosteroid thì có thể chỉ định dùng cùng các thuốc chống nấm, giúp giảm tình trạng ngứa và viêm cho người bệnh. Tuy nhiên, bạn cần thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa trong việc sử dụng thuốc để đảm bảo hiệu quả trị nấm cũng như an toàn cho sức khỏe.
Nhiễm nấm Dermatophytosis là một bệnh lý không còn xa lạ hiện nay. Khi thấy những biểu hiện của bệnh, bạn nên đi thăm khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, đúng cách. Từ đó hạn chế tình trạng nhiễm trùng và các biến chứng khác, giúp bảo vệ sức khỏe cho bản thân một cách tốt nhất nhé!
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.