Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tăng huyết áp tâm trương có thể xảy ra ở mọi độ tuổi đặc biệt là lứa tuổi trung niên, tuy nhiên vẫn còn nhiều người chưa có đầy đủ kiến thức về bệnh lý này. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc xem nhẹ những ảnh hưởng tiêu cực mà bệnh huyết áp có thể gây ra đối với sức khỏe.
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về huyết áp tâm trương để trả lời cho câu hỏi “Huyết áp tâm trương cao có nguy hiểm không?”. Mời bạn đọc đón xem!
Huyết áp tâm trương được định nghĩa là áp lực tác động của máu lên thành động mạch ở thì tâm trương. Huyết áp tâm trương cao là do động mạch nhỏ trong cơ thể hẹp hơn bình thường, làm máu chảy qua các tiểu động mạch bị nén lại và tăng huyết áp.
Huyết áp tâm trương bình thường dao động từ 60 - 80 mmHg và tăng huyết áp tâm trương xảy ra khi áp suất tâm trương từ 90 mmHg trở lên. Mạch máu trở nên giảm sự đàn hồi, cứng và xơ vữa khi huyết áp tâm trương tăng cao trong một thời gian dài. Nếu huyết áp tâm trương từ 80 - 89 mmHg, đó được coi là tiền tăng huyết áp.
Triệu chứng của huyết áp tâm trương cao là không rõ ràng và có thể là căn bệnh thầm lặng. Dưới đây là một số dấu hiệu của huyết áp tâm trương cao:
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng huyết áp tâm trương tăng cao. Một số nguyên nhân gây ra tăng huyết áp tâm trương bao gồm:
Yếu tố nguy cơ hàng đầu là tuổi tác, đặc biệt là nam giới trên 45 tuổi và phụ nữ trên 55 tuổi. Tuy nhiên, tăng huyết áp ngày nay cũng đang trở nên phổ biến hơn ở thanh thiếu niên. Nam giới có nguy cơ mắc bệnh lý này cao hơn nữ giới.
Nếu có người trong gia đình mắc bệnh tăng huyết áp, bạn cũng có nguy cơ cao hơn để mắc bệnh này.
Thừa cân là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây ra tăng huyết áp tâm trương. Theo thống kế, có đến 1/3 bệnh nhân thừa cân kèm theo bệnh lý tăng huyết áp. Người lớn thừa cân có nguy cơ bị tăng huyết áp cao gấp đôi so với người có trọng lượng bình thường. Trẻ em và thanh thiếu niên bị béo phì cũng có nguy cơ bị tăng huyết áp khi trưởng thành.
Đây là tình trạng mà khi ngủ, hơi thở dừng lại nhiều lần. Hầu hết bệnh nhân tăng huyết áp cũng có chứng ngưng thở khi ngủ.
Ví dụ như hút thuốc, sử dụng nhiều rượu bia, chế độ ăn ít kali và nhiều muối, và ít vận động. Sự căng thẳng cả tinh thần và thể xác cũng có thể gây tăng huyết áp tạm thời.
Ngoài ra, nhiều rối loạn sức khỏe như bệnh thận, đái tháo đường và các vấn đề nội tiết có thể làm khó kiểm soát tình trạng tăng huyết áp.
Nhiều loại thuốc, bao gồm thuốc chống viêm không steroid, corticosteroid, thuốc ngừa thai và thuốc giảm đau có chứa pseudoephedrine cũng có thể gây ra tăng huyết áp tạm thời hoặc làm cho tình trạng tăng huyết áp tâm trương trở nên nghiêm trọng hơn.
Bạn cần nhớ rằng tăng huyết áp tâm trương là một tình trạng nguy hiểm đối với sức khỏe. Mặc dù nhiều người chỉ chú ý đến chỉ số huyết áp tâm thu nhưng huyết áp tâm trương cao vẫn có thể gây ra những biến chứng trầm trọng cho cơ thể, thậm chí có nguy có dẫn đến tử vong.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng huyết áp tâm trương tăng cao có liên quan chặt chẽ đến nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, bao gồm đau ngực và đột quỵ. Ngoài ra, nó cũng liên quan đến các vấn đề về nhận thức. Tăng huyết áp tâm trương có thể làm suy giảm chức năng tim và dẫn đến nguy cơ đột tử, điều này đặc biệt nguy hiểm đối với những người bị thiếu máu hoặc nhồi máu cơ tim. Bên cạnh đó, tăng huyết áp tâm trương còn có thể làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch gấp đôi so với những người có huyết áp bình thường. Đối với não, tăng huyết áp tâm trương có thể gây thiếu oxy và thiếu máu cục bộ, đặc biệt là khiến người bệnh bị tai biến mạch máu não và tử vong. Bên cạnh đó, tăng huyết áp tâm trương còn có thể ảnh hưởng đến hệ nội tiết và gây bệnh suy thận.
Hơn nữa, tăng huyết áp tâm trương cũng là một yếu tố tiền đề cho nhiều bệnh khác như tiểu đường, suy tim... Do đó, điều quan trọng là bạn cần phải kiểm soát và điều chỉnh huyết áp tâm trương của mình để giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh liên quan.
Để giảm nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, cần tuân thủ chế độ ăn hợp lý như giảm ăn mặn, tăng cường ăn rau xanh và hoa quả tươi, hạn chế tối đa các thực phẩm có chứa nhiều cholesterol và axit béo bão hòa, đảm bảo cung cấp đầy đủ nguyên tố kali và các yếu tố vi lượng khác cho cơ thể.
Bạn cần chú ý đến cân nặng, cần duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ số khối cơ thể từ 18,5 đến 22,9 và chỉ số đo vòng bụng dưới 90 cm ở nam và dưới 80 cm ở nữ. Nếu quá cân, cần tích cực giảm cân. Hạn chế tối đa việc sử dụng rượu, bia và ngưng hoàn toàn việc hút thuốc lá.
Thường xuyên hoạt động thể lực ở mức độ phù hợp với thể trạng của cơ thể như tập thể dục, đi bộ, đạp xe hoặc vận động đều đặn khoảng 30 - 60 phút mỗi ngày cũng là một biện pháp quan trọng để giảm nguy cơ tăng huyết áp.
Hạn chế tối đa tình trạng lo âu, căng thẳng thần kinh, cần tập trung vào việc thư giãn, có đủ giấc ngủ và nghỉ ngơi thích hợp. Ngoài ra, cần tránh bị lạnh đột ngột để giảm thiểu tác động tiêu cực lên tâm lý và sức khỏe.
Để tránh nguy cơ xảy ra biến chứng và duy trì mức huyết áp hợp lý, người bị bệnh tăng huyết áp hỗn hợp hoặc tăng huyết áp tâm trương đơn độc cần được khám sàng lọc, phát hiện sớm và theo dõi, quản lý bệnh lâu dài. Điều trị cần được thực hiện theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Hiểu rõ về huyết áp tâm trương tăng cao nguy hiểm như thế nào sẽ giúp bạn nhận ra tình trạng của mình và chủ động thực hiện các biện pháp để kiểm soát huyết áp, không để tình trạng bệnh trở nên trầm trọng. Đừng chủ quan với tình trạng huyết áp tâm trương tăng cao.
Ngọc Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.