Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Huyệt Dịch Môn là gì? Tìm hiểu tác dụng của huyệt Dịch Môn

Ngày 05/04/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Huyệt Dịch Môn là một trong những điểm huyệt quan trọng trong hệ thống 108 huyệt trên cơ thể chúng ta. Không chỉ có khả năng giúp thanh nhiệt, huyệt Dịch Môn còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và điều trị nhiều bệnh lý.

Trong y học cổ truyền, hệ thống huyệt đạo và các phương pháp ứng dụng chúng vào điều trị bệnh rất được tin yêu và lựa chọn. Huyệt Dịch Môn là huyệt đạo quan trọng trên cơ thể chúng ta và được sử dụng nhiều để chữa bệnh cũng như nâng cao sức khỏe chúng ta. Bài viết hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu về huyệt Dịch Môn là gì và tác dụng của nó.

Huyệt Dịch Môn là gì?

Về tên gọi

Về ý nghĩa tên gọi, Dịch trong tiếng Trung có nghĩa là nước hoặc chất lỏng còn Môn là cái cổng. Huyệt đạo này có tác dụng tăng tân dịch nên được gọi là Dịch Môn. Huyệt Dịch Môn là huyệt thứ 2 trong Kim Tam Tiêu; huyệt Vinh và thuộc hành Thủy. 

Nhắc đến Kim Tam Tiêu một chút, Tam Tiêu giúp điều chỉnh và kiểm soát sự lưu thông của các chất lỏng bên trong cơ thể. Vậy nên, nó được xem như một cơ quan điều hòa các chất lỏng đó. Có rất nhiều đường huyệt đạo ở đường kinh này như Dịch Môn, Trung Chữ, Tứ Độc và Thanh Lãnh Uyên.

Về vị trí

Huyệt Dịch Môn có vị trí trên bàn tay chúng ta, nó nằm ở chỗ lõm khe ngón đeo nhẫn và ngón út. Nằm ở phần ngang tiếp nối thân và đầu trên xương đốt ngón tay. Bạn cần phải nắm tay lại để xác định vị trí huyệt đạo này chính xác hơn.

Huyệt Dịch Môn là gì? Tìm hiểu tác dụng của huyệt Dich Môn 2
Huyệt Dịch Môn nằm trên bàn tay chúng ta

Về giải phẫu

Huyệt Dịch Môn nằm dưới da, nơi chỗ bám của cơ gian cốt mu bàn tay, có bờ trong đầu trên của đốt 1 xương ngón tay đeo nhẫn. Thần kinh vận động cơ chính là nhánh của dây thần kinh trụ.

Huyệt Dịch Môn có tác dụng như thế nào?

Trong y học cổ truyền, huyệt Dịch Môn mang lại tác dụng giúp thanh nhiệt và thông nhĩ khiếu. Bao gồm trị bàn tay, các ngón tay đau sưng khó chịu, họng bị viêm, đầu bị đau nhức, tai điếc, tai bị ù hoặc sốt rét. Bên cạnh đó, việc kết hợp huyệt Dịch Môn cùng với một số huyệt đạo khác còn giúp mở rộng con đường trị bệnh, như là:

  • Phối cùng huyệt Phong Trì, huyệt Quang Xung, huyệt Thiên Trụ và huyệt Thương Dương sẽ giúp cơ thể được trị nhiệt và không ra mồ hôi.
  • Phối với huyệt Khiếu Âm, huyệt Thiếu Trạch góp phần chữa trị tình trạng đau họng.
  • Nếu phối với huyệt Hãm Cốc, huyệt Hợp Cốc và huyệt Thiên Trì giúp người bệnh trị sốt rét.
  • Phối cùng huyệt Tiền Cốc mang lại khả năng giúp trị cánh tay không thể giơ được.
  • Phối cùng huyệt Ngư Tế giúp trị họng đau.
  • Phối cùng huyệt Trung Chữ giúp người bệnh trị ngón tay áp út bị sưng.
  • Phối với huyệt Túc Tam Lý giúp trị tình trạng tai điếc đột ngột.
  • Phối cùng huyệt Cao Hoang và huyệt Giải Khê, huyệt Nội Quan, huyệt Thần Môn giúp điều trị tim hồi hộp, mất ngủ, hay quên.

Cách châm cứu huyệt Dịch Môn để chữa bệnh

Để huyệt Dịch Môn được phát huy tối đa tác dụng đối với sức khỏe, y học cổ truyền thường sử dụng phương pháp châm cứu, cụ thể theo cách sau:

Trước khi châm cứu, bạn cần xác định rõ vị trí chính xác của huyệt đạo. Sau đó, hãy kim châm thẳng vào vị trí huyệt từ 0.3 - 0.5 thốn. Thực hiện cứu từ 1 đến 3 tráng, với mỗi tráng kéo dài từ 5 đến 7 phút.

Huyệt Dịch Môn là gì? Tìm hiểu tác dụng của huyệt Dich Môn 3
Châm cứu huyệt Dịch Môn giúp chữa được nhiều bệnh lý

Những lưu ý khi châm cứu Huyệt Dịch Môn

Châm cứu là phương pháp trị liệu trong y học cổ truyền và vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay. Tuy mang lại hiệu quả chữa bệnh cao, nhưng để quá trình châm cứu được diễn ra suôn sẻ, cần có những lưu ý sau, nhất là khi châm cứu huyệt Dịch Môn:

  • Chỉ nên áp dụng phương pháp châm cứu cho những người có vấn đề về sức khỏe.
  • Bệnh nhân không được tự ý châm cứu tại nhà. Nếu tiến hành tại nhà cần phải là người có kiến thức đầy đủ về châm cứu cũng như được sự đồng ý từ các bác sĩ chuyên khoa.
  • Phụ nữ mang thai, người mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, suy hô hấp,... cần hỏi ý kiến từ các bác sĩ trước khi thực hiện châm cứu.
  • Người bệnh không nên ăn quá no trước khi châm cứu.
  • Không được sử dụng chất kích thích như cà phê, rượu, bia trước khi châm cứu.
  • Thời gian châm cứu ở mỗi người là khác nhau, tùy theo tình hình sức khỏe và bệnh lý của từng người. Thông thường, liệu trình châm cứu sẽ diễn ra từ 13 - 15 ngày.
  • Người bệnh cần giữ tâm lý thoải mái, tránh lo âu, căng thẳng trước khi châm cứu. Bởi lẽ, nếu tâm lý không ổn định sẽ khiến các cơ căng cứng và giảm hiệu quả châm cứu.
  • Người bệnh hãy dành ra cho mình từ 1 đến 2 ngày nghỉ ngơi trước khi bước vào quá trình trị liệu.
  • Sau khi châm cứu, người bệnh nên ở lại khoảng 30 phút để theo dõi phản ứng của cơ thể.
  • Trong những ngày đầu sau châm cứu, người bệnh nên nghỉ ngơi và tránh làm việc nặng.
  • Bổ sung vitamin cùng các khoáng chất cần thiết sau khi châm cứu.
  • Người bệnh có thể tăng cường dùng thêm các loại trái cây có tính kháng viêm như nho, dứa, táo,...
  • Người bệnh không nên dùng hải sản và thịt đỏ sau khi châm cứu vì có thể ảnh hưởng đến quá trình trị liệu.
Huyệt Dịch Môn là gì? Tìm hiểu tác dụng của huyệt Dich Môn 4
Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành châm cứu huyệt Dịch Môn

Huyệt Dịch Môn không chỉ là huyệt đạo quan trọng mà sử dụng nó còn góp phần chữa trị nhiều bệnh lý đến tai, viêm, sốt rét, sưng,.... Châm cứu là phương pháp trị liệu vừa mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, vừa giúp cân bằng năng lượng và đem lại “sức sống mới”. Hy vọng bài viết này đã mang đến cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích cho cuộc sống. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm