Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Huyệt Linh Đạo có thể ứng dụng để chữa trị bệnh gì?

Ngày 15/01/2024
Kích thước chữ

Huyệt Linh Đạo nằm tại vị trí nào? Huyệt vị này có vai trò gì trong cứu chữa bệnh theo quan điểm Đông y? Mời bạn cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu qua bài viết này.

Huyệt Linh Đạo nằm tại cánh tay, thuộc đường kinh Tâm. Việc xác định chính xác vị trí của huyệt giúp bác sĩ có những phương án tác động nhằm điều trị bệnh hiệu quả.

Giải nghĩa tên gọi huyệt Linh Đạo

Tên huyệt Linh Đạo được giải thích như sau: Từ “Linh” ý chỉ công năng của Tâm, từ “Đạo” mang hàm nghĩa là thông đạo. Tên gọi của huyệt được đặt từ tác dụng của huyệt đó là thông khí vào tạng Tâm. Vì thế, người ta đặt tên là Linh Đạo.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể giải thích theo một cách khác về tên gọi của huyệt vị này: Từ “Linh” hiểu theo nghĩa nói về tinh thần, tâm trí hoặc linh hồn. Từ “Đạo” nghĩa là đường mòn hoặc lối đi. 

Theo ngũ du huyệt, đây là huyệt Kinh thuộc hành Kim của kinh Thủ thiếu âm Tâm. Nó được so sánh với đường dẫn đến tạng Tâm tới đây như chi phối mặt tâm trí. Tại đây, chúng ta có thể tìm thấy các dấu hiệu ở các bệnh rối loạn tim và bệnh thần kinh. Vì vậy, tên Linh Đạo ra đời với ý nghĩa đường lối tinh thần.

Huyệt Linh Đạo có thể ứng dụng để chữa trị bệnh gì?
Vị trí của huyệt

Vị trí của huyệt Linh Đạo

Huyệt vị này xuất hiện lần đầu trong Giáp Ất Kinh. Đây là huyệt thứ 4 của đường kinh Tâm. Theo ngũ du huyệt, nó là huyệt Kinh và thuộc hành Kim. Linh Đạo có vị trí nằm ở mặt trước trong của cẳng tay, trên nếp gấp cổ tay 1,5 thốn. 

Huyệt nằm ở trong khe của gân cơ trụ trước và gân cơ gấp chung các ngón tay. Huyệt ở phía trên huyệt Thần Môn 1,5 tấc. Khi nắm các ngón tay rồi gấp bàn tay vào cẳng tay, bạn sẽ thấy khe nổi rõ.

Xét về khía cạnh giải phẫu, dưới huyệt Linh Đạo bao gồm:

  • Dưới da là khe giữa gân cơ gấp chung nông các ngón tay phía ngoài và khe giữa cơ trụ trước.
  • Là bờ trong của gân cơ gấp chung sâu các ngón tay, xương trụ, cơ sấp vuông.
  • Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh giữa và dây trụ.
  • Da vùng huyệt Linh Đạo được chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D1.

Những tác dụng của huyệt Linh Đạo

Theo Y Học Cổ Truyền, huyệt Linh đạo được sử dụng trong điều trị các chứng bệnh sau:

Đau khớp cổ tay

Các nhà nghiên cứu đã chứng minh châm cứu vào huyệt vị này có thể giảm đau cổ tay nhờ những thay đổi của não và hệ thần kinh. Việc tác động giúp giải phóng endorphin (chất giảm đau nội sinh) và ức chế dẫn truyền cảm giác đau về não.

Huyệt Linh Đạo có thể ứng dụng để chữa trị bệnh gì?
Đau khớp cổ tay ảnh hưởng sinh hoạt 

Đau thần kinh trụ

Đây có thể là biểu hiện của việc dây thần kinh bị chèn ép tại rãnh thần kinh trụ ở khuỷu tay hoặc tại kênh Guyon ở cổ tay. Nguyên nhân gây đau thần kinh trụ có thể đến từ: Chấn thương gây gãy xương, bệnh phong, tai biến do garo kéo dài, tai biến do thực hiện phẫu thuật tại khớp khuỷu tay, vận động quá nhiều nơi cổ tay, bị chấn thương cổ tay

Lúc này, tùy từng trường hợp mà bác sĩ Đông y sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp giúp giảm đau và phục hồi tổn thương dây thần kinh trụ.

Vùng tim đau

Châm cứu vào huyệt Linh Đạo giúp giảm tiêu thụ oxy ở các cơ tim bị thiếu máu, giúp lực cơ tim ổn định, tăng lực co bóp cơ tim, giảm mức hoại tử, rút ngắn thời gian dẫn truyền nhĩ - thất và giảm nhịp tim. 

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng điều trị bằng Đông y chỉ mang tính chất hỗ trợ, góp phần giảm đau, hạn chế sự tái phát, cải thiện tuần hoàn động mạch vành và tăng tưới máu nuôi dưỡng cơ tim.

Chứng hysteria

Chứng rối loạn phân ly thường gặp ở thanh niên và trung niên. Người bệnh mất phải bệnh này thường bị rối loạn cảm giác, mất cảm giác, ảo giác hoang tưởng, rối loạn cảm xúc, dễ bị kích động,... Việc tác động vào huyệt Linh Đạo có thể hỗ trợ cải thiện triệu chứng của hysteria.

Huyệt Linh Đạo có thể ứng dụng để chữa trị bệnh gì?
Chứng hysteria có thể được kiểm soát bằng Đông y

Hướng dẫn cách châm cứu vào huyệt Linh Đạo

Để tiến hành châm cứu, bác sĩ sẽ thông qua các bước sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ châm.
  • Bước 2: Chỉ định người bệnh thực hiện tư thế chuẩn để có thể xác định chính xác vị trí huyệt Linh Đạo.
  • Bước 3: Sát trùng vị trí huyệt châm.
  • Bước 4: Tiến hành châm thẳng sâu 0,5 - 0,8 thốn.
  • Bước 5: Lưu kim hoặc rút kim sau đó sát trùng vết châm.

Cách phối hợp huyệt Linh Đạo

Để gia tăng hiệu quả điều trị bệnh, bác sĩ có thể kết hợp huyệt Linh Đạo cùng một số huyệt vị khác:

  • Phối hợp với huyệt Thiếu Hải và huyệt Xích Trạch: Điều trị chứng sưng đau khuỷu tay.
  • Phối hợp với huyệt Điều Khẩu, huyệt Kiên Ngung, huyệt Hạ Cự Hư, huyệt Ôn Lưu, huyệt Túc Tam Lý: Điều trị chứng sưng đau vú.
  • Phối hợp với huyệt Âm Lăng Tuyền, huyệt Công Tôn, huyệt Giản Sử, huyệt Thái Xung, huyệt Túc Tam Lý: Điều trị chứng tâm thống.

Huyệt Linh Đạo nếu được tác động đúng phương pháp và kỹ thuật sẽ giúp điều trị nhiều chứng bệnh. Vì vậy, việc thực hiện nên được tiến hành bởi những chuyên gia Đông y. Bạn đọc lưu ý không tự ý tìm hiểu và thực hành tại nhà để tránh những biến chứng đáng tiếc. Thay vào đó, hãy tìm đến những cơ sở uy tín, có chuyên môn trong Y học cổ truyền để được lên phác đồ điều trị thích hợp nhất.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin