Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chấn thương cổ tay là một tình trạng phổ biến thường gặp trong hoạt động hàng ngày và khi chơi thể thao, khiến cổ tay bị đau, sưng, bầm tím.
Cổ tay là một phần quan trọng của cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong việc vận động và hỗ trợ các hoạt động hàng ngày. Do đó đây cũng là bộ phận có nguy cơ chịu nhiều tổn thương nhất, chấn thương cổ tay là một trong những trường hợp thường gặp.
Chấn thương cổ tay có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau và gây ra nhiều khó khăn, bất tiện cho người bị ảnh hưởng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chấn thương cổ tay, từ các khái niệm cơ bản đến triệu chứng phổ biến.
Chấn thương cổ tay là một loại tổn thương xảy ra ở vùng cổ tay, bao gồm các xương, mô mềm, dây chằng, gân cơ và mạch máu. Chấn thương này có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau như tai nạn, va đập, trong quá trình vận động hoặc bị tác động lực mạnh lên cổ tay.
Các chấn thương cổ tay phổ biến bao gồm gãy xương cổ tay, trật khớp, bong gân, đau nhức do viêm khớp và chấn thương dây chằng.
Một số nguyên nhân phổ biến gây ra chấn thương cổ tay có thể kể đến như tay bị tổn thương do vận động sai cách, cổ tay bị tác động bởi một lực mạnh hoặc hoạt động quá mức.
Tùy thuộc vào mức độ tổn thương, chấn thương cổ tay có thể được phân loại thành ba mức độ gồm nhẹ, trung bình và nghiêm trọng.
Một số biểu hiện có thể nhận biết khi bị chấn thương cổ tay nhẹ như:
Ở mức độ trung bình, cổ tay khi bị chấn thương sẽ bao gồm các triệu chứng:
Khi bị chấn thương cổ tay nghiêm trọng và gặp những tình trạng sau thì cần phải nhờ sự can thiệp của bác sĩ:
Nhận biết chấn thương và đưa ra hướng điều trị phù hợp sẽ giúp khả năng hồi phục khớp cổ tay nhanh chóng. Ngoài ra nắm một vài mẹo nhỏ để phòng tránh chấn thương cổ tay là rất cần thiết.
Đối với chấn thương cổ tay nhẹ, việc sử dụng các biện pháp tự chăm sóc như nghỉ ngơi, áp dụng chườm lạnh/nóng, sử dụng băng bó có thể giúp giảm đau và sưng thúc đẩy quá trình phục hồi.
Trong trường hợp chấn thương trung bình và nghiêm trọng hơn, cần đến sự can thiệp y tế chuyên sâu. Các phương pháp điều trị có thể bao gồm vật lý trị liệu, đặt bó, sử dụng đai nẹp (ví dụ đai nẹp cổ tay Bonbone), thuốc giảm đau và thậm chí phẫu thuật trong một số trường hợp nghiêm trọng.
Để tránh chấn thương cổ tay, cần tuân thủ các nguyên tắc an toàn khi thực hiện hoạt động hàng ngày và thể thao. Đồng thời gia tăng sự linh hoạt của cổ tay thông qua việc tập thể dục, nâng cao sức khỏe và tham gia vào các hoạt động vận động có thể giúp giảm nguy cơ chấn thương đáng kể.
Chấn thương cổ tay là một vấn đề không hiếm gặp nhưng lại gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày nếu mắc phải. Cần chú ý trong các hoạt động sống hằng ngày sẽ giúp bạn giảm nguy cơ chấn thương cổ tay hiệu quả hơn.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...