Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Huyệt tam âm giao là một huyệt đạo phổ biến trong y học cổ truyền. Huyệt có khả năng tác động trên phạm vi rộng với đặc tính tự điều chỉnh nên trở thành huyệt vị quan trọng trong hoạt động chữa bệnh của Đông y.
Nhắc đến huyệt vị vùng chân có nhiều tác dụng trong trị liệu và giúp nâng cao sức khỏe thì không thể không kể đến huyệt tam âm giao. Khi kích thích huyệt đúng cách sẽ giúp thông kinh lạc, điều hòa khí huyết, bổ thận, sơ can,... Vậy huyệt tam âm giao nằm ở đâu, công dụng và cách bấm huyệt như thế nào, cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây nhé!
Huyệt tam âm giao là là huyệt đạo thứ 6 thuộc kinh Tỳ. Huyệt là nơi hội tụ của 3 đường kinh âm (tam kinh) ở bộ phận chân nên được gọi là tam âm giao. Nơi giao giữa 3 đường kinh Thái Âm Tỳ, Thiếu Âm Thận, Quyết Âm Can chính là vị trí của huyệt. Cụ thể hơn, huyệt nằm ở chỗ lõm bờ xương chày, trên mắt cá chân đo lên 3 thốn.
Trong các sách cổ y học đã có nhiều ghi chép về tác dụng “vàng mười” của huyệt vị này đối với sức khỏe con người. Dưới đây là một số tác dụng nổi bật đối với chữa bệnh của huyệt đạo này.
Chính bởi vị trí là điểm giao của 3 đường kinh âm Can - Tỳ - Thận nên huyệt có tác động trực tiếp vào cả 3 cơ quan này. Huyệt có tác dụng trợ vận hóa, điều huyết và thông khí trệ. Hơn nữa, huyệt còn giúp hạ tiết, điều hòa chức năng của bàng quang. Do đó, người mắc các bệnh về hệ tiết niệu, sinh dục thì nên áp dụng day ấn hoặc châm cứu huyệt này.
Ngoài ra, sự kết hợp huyệt túc tam lý và huyệt tam âm giao còn giúp trị chứng mất ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ. Bởi chứng bệnh này có gốc là âm huyết, gây hao tổn làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, khi phối hợp bấm hai huyệt này sẽ giúp khí huyết lưu thông, ăn ngon ngủ kỹ hơn.
Theo y học cổ truyền, mỗi dạng cảm xúc âm tính đều sẽ gây nên tổn thương một loại khí nhất định trong cơ thể. Do đó, bất kỳ một cảm xúc âm tính nào kéo dài đều sẽ ảnh hưởng tới Can khí - nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý khác nhau.
Trong khi đó, huyệt tam âm giao lại có công dụng sơ tiết Can khí và ngăn ngừa những trạng thái tâm lý này. Vì thế, những người đang căng thẳng tâm lý, không kiểm soát được cảm xúc thì khi tác động vào huyệt sẽ giúp bình ổn tinh thần, giải tỏa ức khí của cơ thể.
Huyệt tam âm giao còn được sử dụng phổ biến trong dưỡng sinh để thanh lọc, thúc đẩy khí huyết lưu thông và tăng cường hoạt động chuyển hóa của cơ thể. Đặc biệt, với người rối loạn tạng phủ thì có thể tác động vào huyệt này để cải thiện tình trạng.
Nếu huyết áp tăng hoặc giảm mạnh, bấm huyệt này sẽ giúp cân bằng huyết áp và cải thiện tình trạng kịp thời. Nên bấm huyệt vào khung thời gian từ 11 - 13 giờ mỗi ngày trong khoảng 15 phút vì đây là thời điểm mà tim hoạt động mạnh nhất. Duy trì thực hiện đều đặn trong khoảng 2 - 3 tháng sẽ giúp huyết áp của bạn được ổn định hơn và giảm nguy cơ bị đột quỵ.
Người bệnh có thể ngồi dưới đất hoặc trên ghế khi day bấm huyệt tam âm giao. Xác định chính xác vị trí của huyệt, dùng một tay giữ cổ chân, tay kia bấm huyệt với một lực vừa phải. Day bấm huyệt theo chiều kim đồng hồ trong khoảng 7 - 10 phút. Trong khi thực hiện, nếu thấy mỏi tay thì có thể dừng lại nhưng ngón tay vẫn phải đặt trên vị trí huyệt. Áp dụng mỗi ngày một lần sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất.
Đây thực chất là một tư thế ngồi thiền quen thuộc. Trong tư thế này, cơ thể sẽ tạo áp lực lên chân ép đúng vào vị trí của huyệt, giúp huyệt luôn trong trạng thái bị kích thích. Từ đó giúp điều hòa, lưu thông máu, cải thiện các vấn đề về thần kinh và giải tỏa căng thẳng hiệu quả.
Một số lưu ý khi tác động vào huyệt:
Huyệt tam âm giao là huyệt được y học phương Đông coi trọng vì nó mang nhiều ý nghĩa trong trị liệu. Hy vọng với những chia sẻ trên đây, bạn sẽ có thêm hiểu biết về huyệt đạo quan trọng này, từ đó có cách chăm sóc sức khỏe của bản thân và gia đình một cách tốt nhất.
Cẩm Ly
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.