Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Huyệt Tâm Du là huyệt vị nằm ở phía sau lưng, vị trí tại lưng bên trái và có tác dụng trong việc điều trị một số chứng bệnh về tim, chậm nói ở trẻ nhỏ, ho lao, hay nôn mửa.
Huyệt Tâm Du là một trong những huyệt vị quan trọng, có tác dụng tốt trong hỗ trợ dưỡng tâm, an thần định chí. Vì vậy, khi tác động lên huyệt vị này sẽ giúp điều trị các bệnh lý về thần kinh, mất ngủ. Cùng tìm hiểu về vị trí, cách tác động cũng như tác dụng của huyệt đạo này trong chữa bệnh qua bài viết dưới đây.
Giải nghĩa tên huyệt: Huyệt Tâm Du có khả năng đưa khí vào trong tạng Tâm. Du nghĩa là đi vào, vì vậy tên của huyệt này là Tâm Du. Một số tên khác của huyệt Tâm Du là Bối Du, Cứu Lao. Huyệt vị này có xuất xứ từ Thiên “Bối Du” (Trong Liên khu 51).
Đặc tính của huyệt vị Tâm Du:
Vị trí huyệt Tâm Du hay huyệt Tâm Du ở đâu? Cách xác định huyệt Tâm Du chính xác nhất là nằm ở dưới phần gai sống lưng số 5, đo ngang ra khoảng 1,5 thốn.
Huyệt có tác dụng dưỡng tâm, an thần định chí và điều khí, lý huyết.
Chủ trị của huyệt là trị các bệnh về tim, tâm thần phân liệt hoặc thần kinh suy nhược, động kinh.
Khi tác động lên huyệt vị Tâm Du có thể hỗ trợ giảm các triệu chứng của một số bệnh sau:
Theo y học cổ truyền, bệnh này xảy ra do cơ địa của người bệnh có thần kinh yếu, dẫn đến chức năng của tạng phủ tâm, tỳ, can, thận bị suy yếu.
Điều trị bệnh tâm căn suy nhược cần phải kiên trì trong một thời gian dài. Các loại thuốc Tây y khi sử dụng lâu ngày sẽ gây ảnh hưởng xấu đến chức năng gan và thận, dạ dày. Vì vậy, hiện nay, nhiều người tìm đến giải pháp Đông y và châm cứu để trị bệnh.
Các bác sĩ thường tác động bằng phương pháp châm cứu hoặc xoa bóp như sau:
Rối loạn nhịp tim là triệu chứng gặp ở bệnh tim và ngoài tim. Trung bình nhịp đập của trái tim dao động trong khoảng từ 60 đến 100 lần/phút. Khi mắc bệnh, nhịp tim có thể chậm, nhanh, nhịp ngoại tâm thu hoặc loạn nhịp hoàn toàn.
Theo y học, loạn nhịp tim có thể do sự rối loạn chức năng thần kinh thực vật hay bệnh của tim có tổn thương thực thể. Đông y quy bệnh loạn nhịp tim vào chứng Tâm Quý, Chinh Xung và Hung Tý.
Nguyên tắc điều trị theo y học cổ truyền như sau: Dưỡng tâm, an thần và định quý. Những huyệt đạo tác động chính: Tâm Du, Thần Môn, Nội Quan, Cự Khuyết. Huyệt có thể phối hợp thêm tùy chứng bệnh:
Hiện nay, mất ngủ được xem là căn bệnh thời đại vì tỉ lệ người mắc bệnh này càng tăng cao. Tình trạng mất ngủ kéo dài gây suy giảm sức khỏe và làm gia tăng căng thẳng về tinh thần, khiến bệnh nhân đối mặt với tình trạng stress, trầm cảm.
Việc điều trị chứng bệnh bằng thuốc Tây y chỉ là giải pháp tạm thời. Nhiều trường hợp lạm dụng thuốc chữa mất ngủ dẫn đến “nghiện” thuốc, phụ thuộc vào thuốc mới có thể ngủ được. Chữa mất ngủ bằng châm cứu cổ truyền đang được đánh giá giải pháp tối ưu, hiệu quả tốt và an toàn đối với sức khỏe.
Để điều trị mất ngủ, cần tác động cùng lúc nhiều huyệt vị có liên quan hoạt động của hệ thần kinh và tạng phủ với mục đích điều hòa nội tiết, kích thích hoạt động của hệ thần kinh trung ương.
Tùy vào từng thể bệnh mà các y bác sĩ sẽ áp dụng phác đồ châm cứu khác nhau:
Trên đây là toàn bộ thông tin tham khảo về tác dụng, cách phối huyệt và các ứng dụng trị bệnh của huyệt Tâm Du. Hy vọng thông qua bài viết này bạn sẽ hiểu hơn về huyệt vị để có những cách tác động hợp lý và hiệu quả, nhanh chóng đẩy lùi bệnh tật.
Cẩm Ly
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.