Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trong y học cổ truyền, huyệt thái uyên đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe và liên quan đến điều trị các bệnh như viêm họng, viêm phế quản, ho hen,... Vì thế, việc hiểu biết về huyệt đạo này là rất cần thiết để có thể bấm huyệt một cách hiệu quả và an toàn nhất.
Nhờ hiểu rõ về tác dụng của các huyệt trên cơ thể mà phương pháp châm cứu, bấm huyệt ngày càng phổ biến hiện nay. Huyệt thái uyên nằm ở kinh Phế, là nơi chủ trị các chứng bệnh về đường hô hấp. Bằng cách tác động chính xác vào vị trí của huyệt, tình trạng bệnh sẽ được cải thiện và sức khỏe bệnh nhân cũng trở nên tốt hơn.
Huyệt thái uyên còn được biết đến với một số tên gọi khác như huyệt quỷ tâm, quỷ thiên, thái thiên, thái tuyền. Đây là huyệt thứ 9 của kinh Phế, là 1 trong 108 đại huyệt và cũng là một tử huyệt trên cơ thể.
Huyệt đạo này lần đầu tiên được nhắc đến trong thiên Bản Du (sách Linh Khu). Huyệt thái uyên là huyệt Hội của mạch, huyệt Bổ của kinh Phế và là huyệt Du-Nguyên thuộc hành Thổ.
Không giống với các huyệt vị trên tay khác, huyệt có mối liên hệ trực tiếp với chức năng của Phế nên khi huyệt có vấn đề sẽ khiến năng lượng tuần hoàn khắp cơ thể bị ứ đọng. Do đó, kích thích lên huyệt sẽ giúp khí huyết lưu thông, cải thiện các bệnh lý về phổi. Tuy nhiên đây là 1 trong 36 tử huyệt trên cơ thể, nếu tác động quá mạnh có thể dẫn đến tử vong nên khi dùng huyệt để trị bệnh cần hết sức cẩn trọng.
Vị trí huyệt hái uyên nằm ở lằn ngang trên cổ tay, nằm tại chỗ lõm (thái) như cái hố sâu (uyên) khi co bàn tay vào phía cẳng tay nên được gọi với cái tên thái uyên. Xét về mặt giải phẫu, huyệt nằm trên dây thần kinh kiểm soát vận động C6 nên khi tác động sẽ giúp cải thiện cả chức năng gân cơ ở chi trên.
Để xác định đúng vị trí của huyệt, bạn có thể áp dụng một trong hai cách sau:
Huyệt thái uyên thuộc kinh Phế nên nó có tác dụng lên phổi và phế quản, với công dụng chính hóa đàm, khu phong, lý phế, chỉ khát. Do đó, day ấn hoặc châm cứu huyệt vị này được ứng dụng rộng rãi trong điều trị các chứng ho có đờm, đau tức ngực do các bệnh hô hấp gây ra.
Với khả năng bổ sung nguyên khí, điều hòa khí huyết, tác động vào huyệt thái uyên đúng cách sẽ giúp khắc phục hiệu quả các chứng bệnh hen suyễn, viêm phế quản, viêm họng, trúng gió, nghẽn mạch máu,...
Trong vật lý trị liệu, huyệt còn dùng để chữa trị bệnh thấp khớp mạn tính hay các chấn thương vùng cổ tay khi vận động. Ngoài ra, huyệt thái uyên còn được ứng dụng trong lĩnh vực da liễu để điều trị những trường hợp bị nám, tàn nhang lâu năm, bớt tím, rụng tóc từng chỏm,...
Để bấm huyệt thái uyên trị bệnh, trước hết bạn cần xác định chính xác vị trí của huyệt như hướng dẫn trên. Tiếp đó, dùng ngón cái bấm lên huyệt và day ấn lặp đi lặp lại 14 lần. Đổi bên và thực hiện tương tự với tay còn lại, thời gian bấm ở cả hai bên trong khoảng 3 phút sẽ giúp phần nào cải thiện triệu chứng của bệnh.
Liệu trình châm sẽ từ 7 - 10 ngày tùy vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, mỗi ngày 1 lần hoặc cách ngày. Cách châm vào huyệt thái uyên như sau:
Dù vận dụng phương pháp nào cũng cần thực hiện nghiêm túc và cẩn trọng vì thái uyên là một tử huyệt, chỉ cần tác động quá mạnh có thể làm cản trở bách mạch, tổn thương nội khí và dẫn đến những hậu quả khó lường. Ngoài ra, khi thực hiện cũng cần lưu ý một số nguyên tắc sau:
Như vậy, huyệt thái uyên có rất nhiều vai trò đối với sức khỏe con người, đặc biệt là với hệ hô hấp. Trên đây là những thông tin cơ bản về huyệt đạo này, hy vọng giúp bạn có thêm kiến thức để biết cách xác định và ứng dụng trong điều trị bệnh lý hiệu quả.
Cẩm Ly
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.