Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Trị ho có đờm đặc như thế nào cho hiệu quả?

Ngày 11/04/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Ho có đờm đặc có thể là dấu hiệu của một số bệnh về đường hô hấp. Có nhiều cách để trị ho có đờm đặc tại nhà an toàn mà vẫn hiệu quả. Tuy nhiên bên cạnh đó phải kết hợp với chế độ ăn uống, lối sống lành mạnh, khoa học thì mới có thể điều trị dứt điểm.

Đa số ho có đờm đều xuất phát từ nguyên nhân lành tính như cảm lạnh thông thường. Nhưng do không được điều trị đúng cách và triệt để nên bệnh trở nên xấu và dẫn đến khởi phát của một căn bệnh nguy hiểm.

Ho có đờm đậm đặc có nguy hiểm không?

Ho có đờm là ho kèm theo dịch nhầy thoát ra từ đường mũi hoặc miệng. Ngoài ra ho có đờm có thể kèm theo các triệu chứng khác như tức ngực, sốt, ho nhiều hơn về đêm thì bạn cần chú ý vì đó là dấu hiệu của bệnh lý hô hấp nào đó. Ho có đờm đậm đặc khiến người bệnh chán ăn, không muốn ăn nên cơ thể mệt mỏi, suy nhược.

Thông thường với tình trạng ho có đờm do dị ứng, thời tiết thay đổi thì triệu chứng sẽ thay đổi sau 7 - 10 ngày chăm sóc và điều trị tại nhà đúng cách. Nếu trường hợp này kéo dài quá 3 tuần thì nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và chữa trị hợp lý. Nguyên nhân ho có đờm có thể là do bệnh về đường hô hấp, viêm phế quản, các bệnh về phổi,...

Cách điều trị ho có đờm đậm đặc

Để trị ho có đờm dứt điểm trước tiên cần biết rõ nguyên nhân để có quy trình điều trị phù hợp nhất. Với trường hợp ho do dị ứng, do cảm lạnh, cảm cúm thông thường thì có thể chữa khỏi tại nhà bằng các bài thuốc dân gian từ nguyên liệu tự nhiên an toàn kết hợp nghỉ ngơi hợp lý. Còn ho có đờm do bệnh lý cần sử dụng thuốc tây, điều trị theo chỉ định của bác sĩ kết hợp chăm sóc khoa học và kiên trì thì mới có hiệu quả nhanh chóng.

Sử dụng thuốc tây theo chỉ định của bác sĩ

Bệnh nhân có đờm đậm đặc cần sử dụng một số loại thuốc giảm ho long đờm, giảm các triệu chứng đi kèm để nhanh hết bệnh như:

  • Thuốc ho loãng đờm: Giảm độ kết dính, đậm đặc của đờm, nhờ đó dễ dàng đẩy đờm ra khỏi cổ họng.
  • Thuốc kháng viêm: Khi ho có đờm niêm mạc họng thường sưng tấy, ngứa, khó nuốt do ho và khạc nhổ nhiều. Thuốc kháng viêm lúc này sẽ giúp giảm sưng phù.
  • Thuốc kháng sinh: Có công dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, hạn chế tiết đờm.
  • Thuốc ức chế phản xạ ho: Một số thuốc siro trị ho hay viêm ngậm giúp giảm ho, làm dịu cổ họng, ngứa rát.

Tuy nhiên khi dùng thuốc tây phải có chỉ định và đơn thuốc của bác sĩ, không tự ý mua thuốc uống để điều trị các bệnh lý. Vì có thể gây ra các tác dụng phụ thậm chí không có hiệu quả do dùng sai cách.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc tây với trường hợp đờm đậm đặc không thể khạc ra ngoài bệnh nhân cần phải sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như:

Máy hút đờm: Hút sạch chất đờm trong cổ họng và xoang mũi làm thông đường thở.

Máy khí dung: Đây là loại máy hỗ trợ đưa thuốc điều trị vào bên trong cơ thể ở dạng sương mù giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn. Nhờ đó tình trạng bệnh nhanh chóng được cải thiện.

Trị ho có đờm đặc như thế nào cho hiệu quả? 1 Sử dụng thuốc trị ho có đờm đặc theo đúng chỉ định của bác sĩ

Cách trị ho có đờm đặc tại nhà

Trị ho có đờm tại nhà có thể áp dụng với trường hợp bệnh nhẹ hoặc hỗ trợ với thuốc tây để bệnh nhanh chóng thuyên giảm.

Trị ho có đờm với tỏi

Trong tỏi có hàm lượng allicin rất cao, giống như chất kháng sinh tự nhiên có tác dụng ức chế vi khuẩn, giảm viêm nhiễm và loại bỏ các gốc tự do có hại. Hợp chất Sulfur giúp kháng viêm rất tốt, ức chế sự sinh sôi và lây lan của vi khuẩn, virus gây ra. Các chất có trong tỏi như mangan, phốt pho và vitamin C cũng có tác dụng tăng cường miễn dịch. 

  • Nước ép tỏi: Dùng 3 - 5 tép tỏi giã, vắt lấy nước, pha với nước sôi uống ngày 2 lần có tác dụng rất tốt trong việc giảm ho, tiêu đờm, đặc biệt là có đờm đặc.
  • Ngậm tỏi với muối: Tỏi cắt lát mỏng rồi ngâm với ít muối và ngậm cho đến khi không còn vị cay, thực hiện 3 - 5 lần/ngày giúp chữa đau họng, làm loãng dịch tiết, tan đờm.
  • Tỏi và gừng: Gừng và tỏi đập dập cho ít nước vào đun sôi, cho thêm ít đường cho dễ uống. Uống liên tục trong 3 - 4 ngày sẽ thấy các triệu chứng ho, long đờm giảm hẳn.

Trị ho với mật ong

Mật ong có tính sát trùng và kháng khuẩn mạnh nên nhanh chóng làm giảm viêm niêm mạc, làm dịu cổ họng. Đồng thời dùng mật ong còn cung cấp dinh dưỡng khiến cơ thể khỏe mạnh hơn. Một số công thức với mật ong chữa ho đờm:

  • Mật ong và chanh đào: Thái mỏng vỏ chanh đào, hấp cách thủy với mật ong trong 15 - 20 phút, ngày ăn 2 - 3 lần khi còn nóng. Bạn sẽ thấy cổ họng không bị đau rát, triệu chứng ho có đờm cũng dần biến mất. 
  • Mật ong và gừng: Gừng rửa sạch, gọt vỏ rồi nghiền nát, sau đó cho vào một cốc nước ấm, khuấy nhẹ cho tinh chất tiết ra, cho thêm mật ong vào cho dễ uống. Thức uống này có tác dụng rất tốt trong việc giảm ho và long đờm, chữa cảm lạnh.

Trị ho đờm với lá bạc hà

Theo đông y, bạc hà có tính mát, không độc, có công dụng thanh nhiệt, tiêu độc, long đờm nên được sử dụng để điều trị các bệnh về đường hô hấp. Các thành phần trong bạc hà như canxi, vitamin B, vitamin A, kali, sắt giúp tăng cường sức đề kháng và phòng chống các bệnh nhiễm trùng. Chất menthol trong bạc hà giúp giảm đau, làm loãng chất đờm, cải thiện tình trạng ho có đờm.

  • Trà bạc hà: Dùng vài lá bạc hà hãm với nước nóng để uống giúp thanh nhiệt, long đờm rất tốt.
  • Bạc hà và mật ong: Lấy một ít lá bạc hà chà xát nhẹ sau đó đem hấp với mật ong và uống phần nước tiết ra ngày 2 lần để nhanh chóng giảm ho, tiêu đờm.
Trị ho có đờm đặc như thế nào cho hiệu quả? 2 Trà bạc hà giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm hiệu quả

Cách phòng tránh ho có đờm đặc 

Cho dù là vì nguyên nhân nào nhưng cơ thể mắc bệnh là do hệ miễn dịch và sức đề kháng yếu tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus tấn công. Do đó để phòng ngừa ho kéo dài, ho có đờm đặc các bạn cần duy trì thói quen sống mạnh khỏe.

  • Tăng cường vận động để nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch. Bạn có thể bắt đầu bằng các bài tập đơn giản như chạy bộ, yoga,...
  • Bổ sung chất xơ, vitamin cho cơ thể, uống nhiều nước, nước ép trái cây. Hạn chế các chất béo, dầu mỡ từ đồ ăn nhanh hay đồ chiên rán.
  • Khi ra ngoài cần đeo khẩu trang tránh bệnh lây nhiễm, các tác hại từ môi trường tác động lên cơ thể.
Trị ho có đờm đặc như thế nào cho hiệu quả? 3 Tăng cường tập thể dục mỗi ngày để nâng cao sức khoẻ phòng chống bệnh tật

Hy vọng với các cách trị ho có đờm đặc ở bài viết trên đã đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc. Ngay khi nhận thấy dấu hiệu ho khan, ho có đờm nhẹ bạn nên áp dụng ngay các biện pháp điều trị tại nhà, tránh chủ quan vì bệnh có thể lây lan và biến chứng thành bệnh nguy hiểm khác. Khi cơ thể có các triệu chứng bất thường như đờm có màu, tức ngực, sốt, buồn nôn, người bệnh nên đến ngay các bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Hô hấp