Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Kén bã đậu là một khối u lành tính thường gặp ở trẻ em. Tuy nhiên, vẫn không ít người băn khoăn chưa hiểu rõ kén bã đậu ở trẻ là bệnh gì? Nếu bạn đang quan tâm tới bệnh lý kén bã đậu ở trẻ em, hãy tìm hiểu bài viết dưới đây của Nhà Thuốc Long Châu nhé.
Kén bã đậu là một khối u lành tính trong tuyến bã nhờn dưới da. Kén này được hình thành do nang lông bị vỡ do chấn thương hay bất thường ống bã nhờn. Trong các kén này có chứa keratin là một loại protein, hạt da và lipid.
Kén bã đậu bản chất là một tổn thương lành tính, không nguy hiểm và không cần điều trị trừ trường hợp chúng bị viêm hoặc nhiễm trùng. Tuy nhiên, ở trẻ em kén bã đậu có thể gây đau đớn và ảnh hưởng tới sinh hoạt thường ngày của trẻ. Cùng tìm hiểu kén bã đậu ở trẻ là bệnh gì qua bài viết dưới đây nhé.
Kén bã đậu là một loại u da lành tính phổ biến ở trẻ em. Kén bã đậu thường xuất hiện ở các vị trí như mặt, cổ hoặc chân, tay. Chúng phát triển chậm, âm thầm, không đe dọa tới tính mạng của trẻ nhưng nếu không được kiểm soát có thể gây nhiều bất tiện trong cuộc sống như khó chịu, đau hay mất thẩm mỹ.
Kén bã đậu có hình dạng như cục hạch nhỏ ở ngay dưới da, kích thước trung bình thường khoảng 1 - 2cm. Khi sờ vào có thể dễ dàng di chuyển được. Khi những kén bã đậu này bị viêm nhiễm sẽ gây nên tình trạng sưng đỏ và đau đớn cho trẻ, ảnh hưởng tới sinh hoạt bình thường của trẻ.
Kén bã đậu được hình thành từ các tuyến bã nhờn - tuyến đảm nhiệm chức năng sản xuất dầu cho tóc và da toàn cơ thể. Các kén bã đậu có thể được hình thành khi các tuyến hay ống dẫn của chúng bị hỏng hay bị tắc nghẽn. Điều này thường xảy ra sau một chấn thương như vết xước, phẫu thuật, da mụn trứng cá… Kén bã đậu tiến triển rất chậm, do đó một chấn thương có thể xảy ra cách đó vài tuần thậm chí vài tháng trước khi thấy kén bã đậu.
Bên cạnh đó, nguyên nhân gây kén bã đậu có thể do:
Kén bã đậu bản chất là một tổn thương lành tính, thường không gây nguy hiểm, không gây đau đớn cho trẻ. Tuy nhiên, khi kén lớn có thể gây cảm giác khó chịu và đau đớn cho trẻ, ảnh hưởng tới sinh hoạt của trẻ. Đặc biệt là các kén lớn ở các vị trí như cổ và mặt có thể gây áp lực lớn và gây đau nhiều hơn.
Kén bã đậu thường có kích thước nhỏ và đa số mềm khi sờ vào. Các vị trí trên cơ thể có thể xuất hiện kén bã đậu như: Da đầu, mặt, cổ, lưng, chân, tay…
Tuy kén bã đậu bản chất là lành tính, nhưng nếu không được theo dõi và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng, thậm chí là ung thư hóa. Các biểu hiện của kén bã đậu được xem là bất thường và có nguy cơ ung thư nếu có một trong các đặc điểm sau:
Việc chẩn đoán kén bã đậu trên lâm sàng tương đối đơn giản. Tuy nhiên, nếu nhận thấy kén bã đậu có các dấu hiệu bất thường, bác sĩ sẽ cho làm thêm các xét nghiệm để loại trừ ung thư. Trường hợp u lành nhưng gây khó chịu nhiều hay tình trạng nguy hiểm, các bác sĩ cũng có thể yêu cầu cắt bỏ tổ chức bã đậu.
Một số xét nghiệm phổ biến trong chẩn đoán kén bã đậu hiện nay như:
Tùy thuộc vào vị trí của kén bã đậu có thể gây ra những triệu chứng và biến chứng khác nhau cho trẻ. Nếu vị trí kén bã đậu ở gần mắt sẽ có nguy cơ ảnh hưởng tới thị lực của trẻ.
Ngoài ra, kén bã đậu có thể gây tổn thương xương gần đó hoặc nhiễm trùng. Bạn có thể nhận biết tình trạng nhiễm trùng nếu thấy kén viêm đỏ, sưng đau và to hơn. Đôi khi có thể kèm theo sốt nhẹ hay vừa kèm theo mủ từ kén chảy ra.
Khi trẻ lớn, các kén bã đậu ở vị trí như mặt, cổ, tay chân có thể gây mất thẩm mỹ khiến trẻ trở nên tự ti, xấu hổ, ngại giao tiếp.
Khi loại bỏ tổ chức kén bã đậu có nguy cơ nhiễm trùng hoặc chảy máu tại vết thương nếu không được chăm sóc cẩn thận sau phẫu thuật. Tuy nhiên, tỷ lệ này rất ít khi xảy ra và có thể phòng bằng cách chăm sóc vết thương sạch sẽ.
Kén bã đậu thường có nguy cơ tái phát cao nếu không được loại bỏ hoàn toàn. Đặc biệt ở kén bã đậu bị nhiễm trùng hay chảy mủ nhiều.
Khi trẻ bị kén bã đậu, các bác sĩ sẽ điều trị cho trẻ bằng cách đặt dẫn lưu hay phẫu thuật để loại bỏ nó. Đa phần, việc loại bỏ kén bã đậu không phải do chúng gây nguy hiểm mà do nó ảnh hưởng tới vấn đề thẩm mỹ. Phần lớn, kén bã đậu không gây hại cho sức khỏe, bác sĩ sẽ chọn cho mỗi người bệnh một phương pháp điều trị phù hợp. Tuy vậy, nếu phẫu thuật không triệt để thì kén bã đậu rất dễ quay trở lại.
Một số phương pháp được sử dụng để điều trị kén bã đậu ở trẻ:
Cắt bỏ kén bã đậu dễ để lại nguy cơ nhiễm trùng hay chảy máu sau phẫu thuật. Ngoài ra, kén bã đậu có thể tái phát nếu như tổ chữa kén không được loại bỏ hoàn toàn. Chính vì vậy, việc chẩn đoán và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp không chỉ quan trọng mà các bậc phụ huynh cần chú ý tới vấn đề chăm sóc sau phẫu thuật cho trẻ để loại bỏ triệt để những nguy cơ không đáng có.
Bài viết trên đây giúp bạn giải đáp câu hỏi kén bã đậu ở trẻ là bệnh gì? Cùng với những thông tin cần thiết về kén bã đậu như triệu chứng, chẩn đoán và điều trị bệnh. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn và đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của Nhà Thuốc Long Châu nhé. Chúc bạn nhiều sức khỏe!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...