Đau răng do nhiều nguyên nhân gây nên, gây ảnh hưởng nhiều đến công việc, cũng như sinh hoạt và ăn uống hằng ngày. Đặc biệt, những cơn đau răng càng khó chịu và đau dữ dội hơn trong những lúc ăn nhai. Do đó, để giảm bớt đau đớn mà vẫn đáp ứng nguồn dinh dưỡng cho cơ thể, mọi người nên lưu ý thực phẩm không nên ăn khi bị đau răng. Để biết khi đau răng kiêng ăn gì, cùng theo dõi bài viết nhé.
Đau răng kiêng ăn gì?
Việc hạn chế và tránh những thực phẩm gây ảnh hưởng đến răng là điều vô cùng cần thiết. Dưới đây là một số thực phẩm không nên ăn khi bị đau răng:
Thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh
Đau răng là dấu hiệu cho thấy răng bị tổn thương và trở nên nhạy cảm hơn. Do đó, khi sử dụng thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh đều có thể làm tăng mức độ đau nhức và ê buốt răng. Trong thời gian này, bạn nên hạn chế ăn kem, nước đá, các món ăn cay nóng để hạn chế việc nướu răng bị khích thích, làm tình trạng đau răng trở nên nặng hơn.
Kiêng ăn thực phẩm nhiều đường, tinh bột
Vậy đau răng không nên ăn gì? Thực phẩm nhiều đường, tinh bột luôn nằm ở đầu danh sách. Vì các thực phẩm này khi ăn sẽ làm cho mảng bám hình thành và tích tụ trên răng lợi. Nếu không được vệ sinh kỹ lưỡng sẽ làm vi khuẩn sinh sôi và tấn công càng gây thêm tình trạng đau nhức, khó chịu nhiều hơn.
Đau răng kiêng ăn gì? Kiêng các thực phẩm nhiều đường, tinh bột
Tránh các loại trái cây có tính acid
Khi đau răng, hãy tránh xa các loại thực phẩm có tính acid như họ cam, quýt, cà chua, chanh,… Vì acid trong các loại thực phẩm này có thể làm răng bị tổn thương nhiều hơn, gây mòn men răng. Nếu muốn bổ sung vitamin thì sau khi ăn nên súc miệng lại bằng nước lọc để hạn chế tối đa sự tác động đến các răng và nướu, giúp răng chắc khỏe.
Không uống nước có gas khi bị đau răng
Trong nước có gas thường chứa nhiều đường và acid. Đây đều là những thành phần gây bất lợi cho răng. Đồng thời, nước có gas còn gây khô miệng, giảm tiết nước bọt nên càng làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và làm thay đổi màu sắc răng.
Thịt gà
Thịt gà cũng nằm trong danh sách những thực phẩm không nên ăn khi bị đau răng. Vì thịt gà có kết cấu sợi, khi ăn rất dễ bị dính vào kẽ răng sẽ khiến tình trạng đau răng và sưng tấy trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, nếu thịt gà dính vào kẽ răng mà không được loại bỏ sớm sẽ bị vi khuẩn phân giải, trở thành nguyên nhân gây hôi miệng rất khó chịu.
Thịt gà - thực phẩm không nên ăn khi bị đau răng
Kẹo cứng
Kẹo cứng với thành phần giàu đường, thường chứa đường sucrose là môi trường thuận lợi cho hại khuẩn trong khoang miệng sinh sôi nảy nở. Khi vi khuẩn tích tụ nhiều sẽ sản sinh ra rất nhiều acid lactic làm mài mòn men răng và gây đau nhức. Đồng thời, kẹo này cứng nếu nhai sẽ càng làm tăng các cơn nhức răng và có nguy cơ làm sứt mẻ răng.
Cà phê nóng
Cà phê nóng là món ưa thích của đa số người Việt vào buổi sáng sớm. Tuy nhiên, khi bị đau răng thì không tốt chút nào. Bởi nước nóng sẽ kích thích các dây thần kinh ở răng khiến cơn đau thêm tồi tệ. Hơn nữa thành phần caffein trong cà phê cũng có tính acid cao dễ làm mòn và hỏng men răng.
Không nên ăn táo khi bị đau răng
Táo là loại quả giàu dinh dưỡng, đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi bị đau răng bạn cũng nên hạn chế vì táo cũng có tính axit nhẹ, ăn nhiều sẽ không tốt cho men răng. Đồng thời, táo cũng rất giàu đường làm thu hút vi khuẩn và làm thay đổi nồng độ pH trong khoang miệng.
Đau răng nên ăn gì?
Bên cạnh việc quan tâm đau răng kiêng ăn gì, thì mọi người cũng nên quan tâm dinh dưỡng, bổ sung cho cơ thể những thực phẩm tốt trong giai đoạn này.
Sữa và các sản phẩm từ sữa chua
Sữa tươi, phô mai, sữa chua cùng các sản phẩm từ sữa khác dễ ăn, mềm, lỏng giúp làm giảm áp lực lên răng hàm. Đồng thời, nhóm thực phẩm này chứa nhiều chất dinh dưỡng bao gồm đạm, canxi và một số loại khoáng chất cần thiết. Từ đó có thể cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng dồi dào nhưng không tác động nhiều đến răng bị đau nhức, ê buốt.
Sữa và các sản phẩm từ sữa nên bổ sung khi đau răng
Súp, chão loãng
Khi bị đau răng, bạn thường sẽ khó ăn nhai vì đau nhức. Vì thế, nên chế biến các món súp, cháo loãng với thịt bằm, rau củ hầm mềm dễ nuốt. Điều này giúp bổ sung dinh dưỡng mà không làm ảnh hưởng đến ăn nhai và gây đau răng.
Tăng cường bổ sung rau xanh
Các loại rau xanh mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể. Chất xơ trong rau xanh có tác dụng giảm độ axit trong khoang miệng, hỗ trợ làm sạch các mảng bám sinh học và ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại. Đồng thời, nhờ hàm lượng nước dồi dào có trong rau xanh sẽ có tác dụng làm dịu răng bị đau nhức và giảm tình trạng hôi miệng do các bệnh lý về răng miệng.
Uống nhiều nước giúp giảm đau răng
Răng bị đau nhức khiến mô nướu xung quanh có xu hướng viêm đỏ và phù nề. Phản ứng miễn dịch này có thể gây đau hàm, nổi hạch, cơ thể sốt và mệt mỏi. Do đó ngoài việc bổ sung các món ăn giàu vitamin và khoáng chất, bạn nên uống đủ 2 lít nước/ngày. Bổ sung đủ nước giúp giảm tình trạng uể oải, mệt mỏi và hỗ trợ tăng tiết nước bọt. Ngoài ra, dùng nước ấm còn có thể giảm tình trạng răng bị đau nhức và ê buốt một cách rõ rệt.
Chăm sóc răng như thế nào để giảm đau răng?
Ngoài việc đau răng không nên ăn gì, nên ăn gì, thì mọi người cũng phải chú ý đến cách chăm sóc răng miệng để giảm đau răng hiệu quả.
- Không nên đánh răng quá mạnh: Đánh răng 2 lần/ngày, chải răng đúng cách không tác động lực mạnh vì sẽ làm mài mòn men răng.
- Kết hợp chỉ nha khoa, nước muối, nước súc miệng để làm sạch thức ăn thừa, diệt khuẩn.
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ với thực phẩm loãng như cháo , súp, sữa,...
- Súc miệng với nước lọc sau khi ăn.
- Cân nhắc dùng thuốc giảm đau: Nếu tình trạng đau răng trở nên nghiêm trọng bạn nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Chăm sóc khi răng đau như thế nào?
Hy vọng những thông tin trong bài viết giúp bạn giải đáp được thắc mắc rằng khi bị đau răng kiêng ăn gì để không ảnh hưởng cơn đau. Từ đó có thể kiểm soát nhanh các triệu chứng khó chịu do đau nhức răng gây ra, đồng thời cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng cần thiết.
Thy Võ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp