Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Khi bị sỏi túi mật nên uống thuốc gì?

Ngày 27/04/2022
Kích thước chữ

Đối với những ai đang mắc phải bệnh sỏi túi mật, có lẽ câu hỏi “Khi bị sỏi túi mật nên uống thuốc gì?” được quan tâm nhiều nhất. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có nhiều loại thuốc đặc trị khác nhau. Vậy, đâu mới là loại thuốc tốt nhất để sử dụng khi bị sỏi mật? Lời giải đáp sẽ có trong bài viết này.

Bệnh nhân khi bị sỏi mật sẽ cảm thấy rất khó chịu trong người. Vì vậy, vào thời điểm này việc sử dụng các loại thuốc để cải thiện tình trạng bệnh là điều quan trọng.

Bệnh sỏi túi mật là gì?

Sỏi túi mật là một trong những bệnh lý tiêu hóa rất phổ biến, được hình thành dựa trên sự kết tụ của các thành phần trong dịch mật như: muối mật, cholesterol và sắc tố mật. 

Đa số người bệnh khi mới bị sỏi mật thường sẽ không có triệu chứng rõ ràng. Chỉ đến khi những viên sỏi trong mật phát triển, có kích thước lớn thì sẽ có biểu hiện như: Đầy bụng, khó tiêu hoặc đau vùng hạ sườn. Có những trường hợp nặng hơn thì bị sốt, vàng da, xuất hiện các cơn đau quặn mật.

Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời thì bệnh sẽ gây ra một số biến chứng như: tắc mật, viêm túi mật, ung thư túi mật. Lúc đó, việc điều trị sẽ khó hơn rất nhiều.

khi bị sỏi túi mật nên uống thuôc gì 1

Bệnh sỏi túi mật là bệnh lý phổ biến, có thể gây ra biến chứng nếu không kịp thời chữa trị

Khi bị sỏi túi mật nên uống thuốc gì?

Hiện nay, trên thị trường đã tung ra rất nhiều sản phẩm đặc trị bệnh sỏi túi mật. Tuy nhiên, không phải sản phẩm nào cũng đảm bảo chất lượng và an toàn tuyệt đối. Chính vì vậy, chúng tôi đã đề cập một số loại thuốc uống giúp hỗ trợ bệnh sỏi mật tốt nhất ngay dưới đây.

Những loại thuốc trong Tây y trị sỏi túi mật

Ngày nay, việc sử dụng các loại thuốc trong Tây y để điều trị bệnh được nhiều người lựa chọn. Bởi các loại thuốc này được kê toa đúng liều và có sự hỗ trợ từ những bác sĩ chuyên khoa sẽ rất an toàn. Đối với bệnh sỏi túi mật cũng không phải ngoại lệ. Dưới đây là một số thuốc thuốc trong Tây y trị bệnh sỏi túi mật.

Thuốc có chức năng làm tan sỏi

Một số loại thuốc có chức năng làm tan sỏi như là: Chenodeoxycholic acid và ursodeoxycholic acid. Những thuốc này có chức năng làm tan sỏi cholesterol không có biểu hiện triệu chứng, số lượng sỏi không nhiều, kích thước nhỏ hơn 20mm và chưa xảy ra hiện tượng canxi hóa.

Đặc biệt, đối với những bệnh nhân thuộc các trường hợp: Đang bị viêm xơ đường mật, béo phì đang giảm cân, không thể tiến hành phẫu thuật cắt túi mật thì cũng có thể dùng các loại thuốc này.

Một vài loại thuốc có khả năng làm tan sỏi mật hiệu quả:

  • Ursomaxe
  • Delursan
  • Destolit
  • Actigall
  • Arsacol
  • Chenodiol

Khi dùng các loại thuốc trị sỏi mật trên, bệnh nhân cần phải lưu ý:

  • Phải kiên trì dùng thuốc từ 6 đến 24 tháng để có hiệu quả tốt;
  • Trong suốt quá trình dùng thuốc, phải cần đi khám định kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra tình trạng bệnh đang diễn ra như thế nào;
  • Đối với những bệnh nhân từng có tiền sử bệnh về gan, ruột trước đó phải hỏi ý kiến bác sĩ thật kỹ trước khi dùng;
  • Khi dùng có một số triệu chứng xảy ra như: phát ban, glucose máu tăng, tiêu chảy,... phải dừng thuốc và đến ngay cơ sở ý tế. 

Thuốc có khả năng giảm đau

Những cơn đau xuất hiện sau mỗi bữa ăn là dấu hiệu đặc trưng của những người mắc bệnh sỏi túi mật. Thời gian cơn đau có thể kéo dài đến tận vài giờ đồng hồ. Chính vì vậy, trong thời điểm này cần phải sử dụng một số loại thuốc để giảm những cơn đau đó. Một số loại thuốc có khả năng giảm đau do sỏi túi mật đó là:

  • Visceralgin: Đây được coi là loại thuốc chống lại những cơn đau thắt do bị sỏi túi mật. Người bệnh có thể dùng để giảm đau tại nhà rất hiệu quả;
  • Alverin: Có chức năng làm hết các triệu chứng co thắt do acetylcholin tạo nên, giảm đau một cách đáng kể;
  • Papaverin: Giảm những cơn đau thắt do tình trạng ức chế phosphoryl gây ra một cách tối ưu nhất cho người mắc bệnh sỏi túi mật.

khi bị sỏi túi mật nên uống thuôc gì 3

Thuốc Alverin là một gợi tuyệt vời dùng cho người mắc bệnh sỏi túi mật

Khi dùng 3 loại thuốc trên, người bệnh cần phải lưu ý:

  • Luôn nhớ rằng 3 loại thuốc trên chỉ có khả năng làm dịu đi cơn đau và không chữa trị dứt điểm bệnh. Do đó, người bệnh cần phải đến các cơ sở y tế để khám và có hướng điều trị tốt nhất;
  • Tuy là thuốc giảm đau giúp bệnh nhân dễ chịu hơn, nhưng không nên lạm dụng chúng quá mức. Bởi vì, dùng nhiều sẽ mất đi những triệu chứng khiến việc chuẩn đoán sẽ khó khăn hơn.

Những loại thuốc có khả năng trị biến chứng

Như đã phân tích ở trên, sỏi túi mật nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách thì sẽ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, có thể dẫn tới nhiều bệnh nguy hiểm hơn. Để điều trị được các biến chứng đó, người bệnh nên sử dụng:

  • Thuốc lợi mật có xuất xứ từ thảo dược, hóa dược;
  • Những thuốc kháng sinh thuộc nhóm quinolon và aminoglycosid.

Những bài thuốc nam giúp trị sỏi túi mật

Ngoài những loại thuốc trong Tây y, thì những bài thuốc nam cũng có khả năng điều trị sỏi túi mật vô cùng hiệu quả. Sau đây là một số bài thuốc nam mà người bệnh có thể sử dụng.

  • Bài 1: Nhân trần, Chỉ xác, Râu ngô, Bạch thược, Hạ liên châu, Đương quy, Đại hoàng, Trinh nữ, Đan bì. Bài thuốc này có tác dụng đào thải sỏi, tăng tiết dịch mật.
  • Bài 2: Nhân trần, Hương nhu, Cỏ mần trầu, Lá đinh lăng, Bạch mao căn, Kim tiền thảo. Đối với bài thuốc này, bệnh nhân có thể dùng hàng ngày để có kết quả tốt nhất.
  • Bài 3: Kim tiền thảo, Nhân trần, Nghệ, Hoàng Bá, Chi tử, Diệp hạ châu. Bài thuốc này có khả năng kháng viêm, bài tiết sỏi, kháng khuẩn rất tốt.
  • Bài 4: Xấu hổ, Trúc diệp, Trần bì, Biển súc, Đương quy, Thục địa, Cam thảo, Đinh lăng. Bài thuốc sẽ giúp giảm đau do sỏi túi mật gây ra và chống viêm cũng rất tốt.

khi bị sỏi túi mật nên uống thuôc gì 4

Thuốc nam cũng là lựa chọn tốt khi bị sỏi túi mật

Trên đây là bài viết giúp mọi người có thể tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi “Khi bị sỏi mật nên uống thuốc gì?” một cách đầy đủ nhất. Ngoài việc sử dụng các loại thuốc trên, mọi người khi bị sỏi mật cũng nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh để nhanh chóng khỏi bệnh.

Quân Lê

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.