Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Các dấu hiệu sỏi mật dễ nhận biết và phương pháp điều trị phổ biến mà bạn nên biết

Ngày 25/05/2024
Kích thước chữ

Sỏi mật là bệnh lý đường tiêu hóa thường gặp, dễ tái phát. Vậy các dấu hiệu sỏi mật để nhận biết bệnh sớm là gì? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về bệnh lý này trong bài viết dưới đây nhé!

Sỏi mật là bệnh lý gây ra do quá trình hình thành khối cứng trong hệ thống đường dẫn mật hoặc túi mật. Khi kích thước sỏi tăng lên sẽ ảnh hưởng tới cấu trúc cơ quan tiêu hóa, gây nên những triệu chứng khó chịu được nhận diện là dấu hiệu sỏi mật, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống người bệnh.

Tổng quan về bệnh sỏi mật

Sỏi mật là hiện tượng hình thành sỏi trong túi mật hoặc hệ thống đường dẫn mật trong và ngoài gan. Đây là sự kết tinh của các thành phần có trong dịch mật để tạo thành các khối rắn, cứng với kích thước to nhỏ khác nhau. Có hai loại sỏi mật chính:

  • Sỏi cholesterol chiếm đa số các trường hợp;
  • Sỏi sắc tố mật (sỏi bilirubin) hình thành từ sự kết tinh của bilirubin.

Để nhận biết dấu hiệu sỏi mật, cơn đau quặn mật là triệu chứng điển hình nhất giúp chỉ điểm sự tồn tại của sỏi mật trong cơ thể người bệnh. Biểu hiện của cơn đau quặn mật thường xuất hiện ở vị trí vùng hạ sườn phải hoặc vùng thượng vị (là vị trí nằm giữa rốn và xương ức), với tính chất đau quặn từng cơn.

Cơn đau quặn mật thường xuất hiện ngay sau bữa ăn, đặc biệt là bữa ăn chứa nhiều dầu mỡ sẽ dễ khiến khởi phát cơn đau hơn. Điều này do dầu mỡ kích thích túi mật co bóp mạnh để tiết mật, dẫn đến sự chuyển động của sỏi và gây ra cơn đau. Đôi khi các cơn đau lại bất ngờ xuất hiện về đêm khiến cho người bệnh mất ngủ.

Nếu tình trạng này kéo dài, không được điều trị kịp thời và hiệu quả, người bệnh có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm. Những cơn đau quặn mật kéo dài thường xuyên có thể khiến người bệnh mệt mỏi, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc hàng ngày.

Ngoài ra, bệnh sỏi mật có thể gây ra các biến chứng như viêm túi mật, nhiễm trùng đường mật, viêm tụy, trong những trường hợp nặng có thể gây vỡ túi mật, đe dọa tính mạng người bệnh.

Các dấu hiệu sỏi mật dễ nhận biết và phương pháp điều trị phổ biến mà bạn nên biết 1
Dấu hiệu sỏi mật xuất hiện về đêm dễ khiến người bệnh mất ngủ

Các dấu hiệu sỏi mật dễ nhận biết

Cơn đau quặn mật là triệu chứng điển hình, dễ nhận biết nhất trong các dấu hiệu sỏi mật. Biểu hiện của cơn đau quặn mật thường xuất hiện ở vị trí vùng hạ sườn phải hoặc vùng thượng vị (nằm giữa rốn và xương ức), với tính chất đau quặn từng cơn.

Đặc điểm của cơn đau được mô tả như sau:

  • Thời điểm xuất hiện: Cơn đau thường xuất hiện ngay sau bữa ăn, đặc biệt là bữa ăn chứa nhiều dầu mỡ. Đôi khi cơn đau lại bất ngờ xuất hiện vào ban đêm, gây mất ngủ.
  • Thời gian đau: Cơn đau vùng hạ sườn phải có thể kéo dài từ 30 phút đến vài giờ với mức độ đau tăng dần.
  • Lan tỏa cơn đau: Các cơn đau quặn vùng hạ sườn phải có thể lan ra vai phải, sau lưng và cả vùng thượng vị.

Ngoài cơn đau quặn mật, người bệnh có thể gặp các dấu hiệu sỏi mật khác hoặc triệu chứng khác liên quan đến viêm túi mật, ống dẫn mật, bao gồm:

  • Rối loạn tiêu hóa: Sự tồn tại của sỏi trong túi mật hoặc ống dẫn mật gây cản trở dòng chảy dịch mật xuống đường tiêu hóa, dẫn đến các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn khiến người bệnh chán ăn. Bên cạnh đó, bệnh nhân thường sợ thức ăn có nhiều dầu mỡ do triệu chứng có xu hướng nặng hơn sau các bữa ăn.
  • Sốt cao trên 38 độ C: Kèm theo cảm giác sợ gió, sợ lạnh, và vã mồ hôi. Đây là dấu hiệu của nhiễm trùng.
  • Ngứa da, vàng da, vàng mắt: Là dấu hiệu của tắc nghẽn dòng chảy dịch mật, gây ra sự tích tụ bilirubin trong cơ thể.

Những triệu chứng kể trên có thể là biểu hiện của tình trạng viêm nhiễm túi mật hoặc ống dẫn mật gây tắc nghẽn đường mật. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sỏi mật có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm túi mật, nhiễm trùng đường mật, viêm tụy…

Bởi vậy, người bệnh khi có các triệu chứng này cần đi khám ngay để được tư vấn phương pháp điều trị thích hợp. Việc phát hiện sớm, điều trị kịp thời sẽ giúp ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng, đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Các dấu hiệu sỏi mật dễ nhận biết và phương pháp điều trị phổ biến mà bạn nên biết 2
Đau quặn bụng có thể là dấu hiệu sỏi mật

Phân biệt triệu chứng khác đường tiêu hóa

Triệu chứng đau bụng, đầy chướng của sỏi mật đôi khi có thể gây nhầm lẫn với các bệnh lý đường tiêu hóa khác như đau dạ dày, viêm tụy cấp, viêm tụy mạn tính. Dưới đây là một số cách phân biệt bệnh, cụ thể

  • Can thiệp cận lâm sàng: Sử dụng phương pháp thăm dò hình ảnh như siêu âm để phát hiện sỏi mật, đánh giá tình trạng bệnh cũng như phân biệt với các bệnh lý khác trên đường tiêu hóa.
  • Nhận diện triệu chứng điển hình: Sỏi mật thường gây đau vùng hạ sườn phải, trong khi đau dạ dày và viêm tụy thường là ở vùng thượng vị. Sốt cao kèm theo vã mồ hôi, sợ gió sợ lạnh thường là dấu hiệu của nhiễm trùng đường mật và viêm túi mật do sỏi mật gây ra. Cơn sốt có thể lên đến 38 – 39 độ C, đi kèm với đau bụng dữ dội, vã mồ hôi. Biểu hiện của ứ tắc mật là tình trạng vàng da, vàng mắt. Mức độ vàng da có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ tắc mật. Các triệu chứng khác bao gồm đi ngoài phân trắng bạc màu, ngứa toàn thân… có thể kèm theo.
Các dấu hiệu sỏi mật dễ nhận biết và phương pháp điều trị phổ biến mà bạn nên biết 3
Siêu âm ổ bụng là phương pháp hiệu quả, đơn giản giúp phân biệt bệnh lý tiêu hóa

Biện pháp điều trị sỏi mật

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị sỏi mật, nhất là khi sỏi đã gây ra viêm túi mật và tắc nghẽn đường mật cấp tính cần được xử trí sớm. Các phương pháp điều trị bao gồm:

  • Phẫu thuật mở cắt túi mật: Cắt bỏ túi mật có thể thực hiện bằng cách mổ mở hoặc mổ nội soi.
  • Nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP): Sử dụng camera sợi quang linh hoạt hoặc ống nội soi đi vào từ đường miệng, qua hệ thống tiêu hóa và vào ống mật chủ để lấy sỏi. ERCP có thể giúp lấy sỏi kẹt ở vị trí đoạn cuối của ống mật chủ.
  • Tán sỏi bằng phương pháp sóng xung kích siêu âm: Dùng sóng xung kích siêu âm vào vị trí sỏi mật để làm vỡ. Khi sỏi mật trở nên đủ nhỏ, sỏi có thể tự đi qua đường mật vào ruột non một cách an toàn.

Mặc dù có nhiều phương pháp điều trị sỏi mật nhưng ghi nhận tỷ lệ cao tái phát sỏi cũng như gặp phải tác dụng phụ trong, sau quá trình phẫu thuật. Chính vì vậy, việc điều trị sỏi mật yêu cầu sự đánh giá kỹ lưỡng từ bác sĩ để lựa chọn phương pháp phù hợp nhất dựa trên tình trạng sức khỏe và tình trạng của bệnh nhân.

Các dấu hiệu sỏi mật dễ nhận biết và phương pháp điều trị phổ biến mà bạn nên biết 4
Bệnh nhân có thể cần can thiệp phẫu thuật để loại bỏ sỏi mật

Thông qua bài viết trên, Nhà thuốc Long Châu xin gửi tới quý độc giả thông tin về các dấu hiệu sỏi mật. Mong bạn đọc đã có được kiến thức hữu ích về bệnh lý này để nhận biết bệnh sớm, điều trị hiệu quả, phòng ngừa biến chứng xảy ra.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin