Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Phẫu thuật dạ dày là kỹ thuật cắt đi một phần hay toàn bộ dạ dày bằng phương pháp mổ mở truyền thống hoặc được thực hiện bằng phương pháp nội soi hiện đại. Vậy khi nào bệnh nhân cần phẫu thuật dạ dày? Bệnh nhân cần chuẩn bị những gì trước khi mổ? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về chủ đề này nhé!
Hiện nay, bệnh lý hệ tiêu hóa nói chung hay bệnh lý dạ dày nói riêng đang ngày càng phổ biến. Tỷ lệ người mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản ngày một tăng cao. Ung thư dạ dày ít phổ biến hơn nhưng lại chiếm tỷ lệ tử vong cao thứ ba tại Việt Nam, sau ung thư gan và ung thư phổi. Phẫu thuật dạ dày được áp dụng cho các trường hợp ung thư dạ dày, thực quản, viêm loét dạ dày biến chứng nặng và bệnh nhân béo phì, thừa cân.
Phẫu thuật dạ dày hay phẫu thuật cắt dạ dày là phẫu thuật cắt bỏ một phần hay toàn bộ dạ dày tùy vào nguyên nhân và mục tiêu điều trị. Nếu thực hiện cắt bán phần dạ dày, vị trí cắt bỏ sẽ tùy thuộc vào vùng tổn thương dạ dày. Trong trường hợp cắt toàn phần dạ dày, phẫu thuật viên sẽ nối đoạn thực quản với ruột non giúp lưu thông đường tiêu hóa.
Hiện nay, kỹ thuật cắt dạ dày được thực hiện bằng hai phương pháp chính:
Trong điều trị ung thư dạ dày, thực quản, phẫu thuật cắt dạ dày là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để điều trị dứt điểm hoặc làm chậm tiến trình bệnh. Đối với những bệnh nhân có khối u to, không thể điều trị bằng các phương pháp như hóa trị liệu, xạ trị thì cần thực hiện cắt dạ dày.
Nếu kích thước khối u chỉ chiếm một vùng ở phần thấp của dạ dày, chưa di căn thì có thể thực hiện cắt một phần dạ dày. Tuy nhiên, nếu kích thước khối u to và nằm ở phần giữa hay phần cao của dạ dày thì khả năng là cần cắt bỏ toàn bộ dạ dày.
Ngoài ra, với trường hợp u dạ dày lành tính, đặc biệt ở vị trí bờ cong lớn dạ dày thì có thể bác sĩ cũng sẽ chỉ định cắt dạ dày do nguy cơ chuyển biến ác tính của khối u.
Với trường hợp ung thư thực quản, nếu khối u lan tới dạ dày thì bắt buộc phải cắt bỏ dạ dày.
Trước đây, cắt đoạn dạ dày là một trong những biện pháp chủ yếu để điều trị viêm loét dạ dày tá tràng. Tuy nhiên hiện nay, nền y học đã cho ra đời của nhiều loại thuốc điều trị viêm loét như thuốc ức chế bơm proton (thuốc PPI), thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày (Sucralfate, Bismuth…), kháng sinh nhạy với vi khuẩn HP…
Vậy nên, phương pháp điều trị thuốc phối hợp đã dần thay thế kỹ thuật cắt dạ dày với hiệu quả điều trị cao hơn, ít xâm lấn ảnh hưởng tới cơ thể. Phẫu thuật dạ dày được chỉ định đối với những trường hợp viêm loét rất nặng hoặc bệnh không đáp ứng với thuốc điều trị.
Tỷ lệ người mắc bệnh béo phì đang ngày càng tăng cao, cùng với đó là các biện pháp giảm cân như điều chỉnh lối sống, tập luyện thể dục thể thao, sử dụng các loại thuốc. Khi cân nặng vẫn không được kiểm soát hiệu quả mà vẫn tăng lên, phẫu thuật dạ dày là phương pháp cuối cùng đề điều trị bệnh béo phì, thừa cân.
Trong điều trị bệnh béo phì, có 4 nhóm phẫu thuật dạ dày chính bao gồm:
Các phương pháp phẫu thuật trên đều hướng tới mục đích điều trị là giúp bệnh nhân no nhanh hơn, giảm cảm giác đói cho bệnh nhân. Tuy nhiên mỗi phương pháp sẽ có ưu và nhược điểm khác nhau, đồng thời người bệnh sẽ cần thực hiện chế độ ăn uống nghiêm ngặt giai đoạn hậu phẫu.
Giai đoạn chuẩn bị bệnh nhân tiền phẫu rất quan trọng để tránh sự cố có thể xảy ra trong quá trình phẫu thuật cũng như hạn chế biến chứng hậu phẫu. Bệnh nhân và người nhà cần tuân thủ lời dặn của bác sĩ trước khi phẫu thuật, trong đó có các bước chuẩn bị bệnh nhân như sau:
Khi thực hiện bất kỳ cuộc phẫu thuật hoặc thủ thuật nào cũng đều có khả năng xảy ra tai biến trong mổ và biến chứng sau mổ. Xác suất xảy ra tai biến và biến chứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng bệnh nhân, tuổi, kỹ thuật phẫu thuật được thực hiện, chế độ dinh dưỡng cũng như môi trường trong bệnh viện.
Tai biến có thể gặp trong phẫu thuật dạ dày như tổn thương mạch máu lớn, tổn thương cơ quan lân cận như lách hay ruột…
Biến chứng hậu phẫu có thể xảy ra như nhiễm trùng vết mổ, nhiễm trùng ổ bụng, áp xe ổ bụng, xì miệng nối hoặc mỏm tá tràng, hẹp miệng nối, bung thành bụng…
Vì vậy, giai đoạn hậu phẫu cần chú ý chăm sóc người bệnh và báo với nhân viên y tế nếu bệnh nhân có những triệu chứng bất thường. Ngoài ra, nhân viên y tế và bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối các nguyên tắc y khoa.
Trên đây là bài viết của nhà thuốc Long Châu về câu hỏi “Khi nào cần phẫu thuật dạ dày?”. Hy vọng với bài viết, bạn có thể biết được những thông tin cơ bản về chủ đề này. Phẫu thuật dạ dày được áp dụng cho các trường hợp ung thư dạ dày, thực quản lan xuống dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng nặng và là phương pháp điều trị lựa chọn với bệnh nhân béo phì. Tùy theo nguyên nhân, mức độ cũng như mục tiêu điều trị mà bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp