Những trường hợp bé đã sốt cao trên 38,5 độ thì phụ huynh cần cho bé uống thuốc hạ sốt. Cùng tìm hiểu khi nào cho trẻ uống thuốc hạ sốt thì hiệu quả nhé.
Những trường hợp bé đã sốt cao trên 38,5 độ thì phụ huynh cần cho bé uống thuốc hạ sốt. Cùng tìm hiểu khi nào cho trẻ uống thuốc hạ sốt thì hiệu quả nhé.
1. Nhiệt độ bao nhiêu thì cho uống thuốc hạ sốt?
Nhiều cha mẹ vì con còn quá nhỏ nên băn khoăn không biết có nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt? Thực chất tùy từng trường hợp mà cha mẹ nên dùng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Dưới đây là những lưu ý mà các mẹ cần nhớ khi cho con sử dụng thuốc hạ sốt ( những loại như paracetamol …) mà không có kê đơn bác sĩ: Mẹ phải đo nhiệt độ trước khi quyết định cho bé uống thuốc hạ sốt.
+ Ở mức nhiệt độ dưới 38,5 °C:
Mẹ và người chăm sóc cần mặc cho con các bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát. Bên cạnh đó, mẹ cần thường xuyên chườm ấm cho bé bằng khăn, đặc biệt là các vùng trán hay nách và bẹn. Ngoài ra, khi chăm sóc, mẹ cũng cần theo dõi nhiệt độ thường xuyên bằng cách cặp nhiệt độ. Trừ những trường hợp đặc biệt , ngoài ra các mẹ không nên quá lạm dụng thuốc hạ sốt.
+ Khi nào nên cho con uống thuốc hạ sốt? Nhiệt độ trên mức 38,5 °C:
Lúc này, mẹ cho bé uống thuốc hạ sốt được rồi. Tuy nhiên, mẹ cũng phải hết sức chú ý đến liều dùng thuốc hạ sốt cũng như hướng dẫn chi tiết của các y bác sĩ.
Liều dùng thuốc :dựa vào cân nặng của các cháu, mỗi lần tầm 10mg -15mg/kg. Ví dụ: cân nặng 10kg thì mỗi lần liều dùng là 100mg – 150mg.
Khoảng cách giữa các lần dùng thuốc là cách nhau tầm 4 đến 6 giờ, trong 1 ngày không dùng thuốc hạ sốt hơn 6 lần
2. Cảnh báo: trường hợp cần đưa đến gặp bác sĩ
Muốn đạt hiệu quả tối ưu và hạ sốt nhanh chóng thì mẹ cần kết hợp giữa dùng thuốc hạ sốt với việc chườm khăn ấm hay cho bé uống nhiều nước đun sôi để nguội, uống nước hoa quả. Đối với các cháu còn bú thì cho bú thêm nhiều lần hơn hay bổ sung nước Oresol theo chỉ dẫn.
Phòng của các cháu phải đặc biệt thoáng khí, và bổ sung dinh dưỡng, theo dõi nhiệt độ của bé thường xuyên tầm 20 đến 30 phút một lần.
Mẹ cần cẩn trọng khi cho con uống thuốc, không nên cho uống quá liều dẫn tới ngộ độc Acetaminophen với biểu hiện như nôn mửa, đau bụng, đi ngoài ra phân lỏng. Thậm chí nặng hơn , có thể bị tổn thương gan dẫn tới vàng mắt và da, người sốt li bì.
Đặc biệt, đối với các bé có tiền sử bị bệnh gan hay tim thận thì mẹ tuyệt đối không cho con uống thuốc hạ sốt mà không có chỉ định bác sĩ. Hiện nay, trên thị trường còn có bán loại thuốc Ibuprofen dưới dạng siro vị ngọt rất dễ uống mà không cần pha chế. Ngoài tác dụng hạ sốt còn có tác dụng chống viêm giảm đau rất tốt nhưng khá khó dùng. Phụ huynh nhớ khi nào cho trẻ uống thuốc hạ sốt và cho uống thuốc theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
Trường hợp phát hiện có những dấu hiệu dưới đây thì các mẹ phải cho con tới cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị ngay lập tức:
+ Trong vòng 24h người vẫn sốt cao liên tục 40 °C không giảm.+ Người bị co giật, mệt li bì.+ Nôn, quấy khóc, bỏ bú, bỏ ăn.+ Sốt đi kèm theo chảy mũi, khó thở, tím tái.
Nói chung, sốt là triệu chứng của rất nhiều bệnh. Khi người con bị sốt tốt nhất các mẹ vẫn nên đưa đến cơ sở y tế gần nhất để khám, tìm ra nguyên nhân điều trị đúng hướng.
Không giống như người lớn sốt, việc sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ cần nắm rõ khi nào cho trẻ uống thuốc hạ sốt , đặc biệt là liều dùng và khoảng cách an toàn giữa những lần uống thuốc.
Thanh Hiền
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.