Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Khô miệng khi mang thai là do đâu? Hiện tượng này có nguy hiểm không?

Ngày 09/07/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Hiện tượng khô miệng khi mang thai có thể là những biểu hiện cho những bệnh lý cơ thể khác. Chính vì vậy các mẹ bầu cần tìm hiểu khô miệng là do dây và có những biện pháp phòng ngừa kịp thời, tránh làm ảnh hưởng đến sức của mẹ lẫn con.

Khô miệng khi mang thai là hiện tượng không quá xa lạ với các mẹ bầu. Vậy nguyên nhân nào gây nên khô miệng khi mang thai? Tình trạng này có nguy hiểm hay làm ảnh hưởng gì đến sức khỏe của các mẹ bầu không? Cùng chúng tôi tìm hiểu rõ về vấn đề này nhé!

Hiện tượng khô miệng khi mang thai là gì?

Khô miệng trong quá trình mang thai là tình trạng khoang miệng và cổ họng có cảm giác khô rát và khó chịu. Hiện tượng này khiến các mẹ bầu cảm thấy khó chịu hơn vào ban đêm và thường xảy ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Khô miệng sẽ làm khô môi, nứt môi và kèm theo một số triệu chứng khác như nghẹt mũi, đau đầu, khó tiêu…

Khô miệng khi mang thai thường xảy ra vào 3 tháng đầu của thai kỳ Hiện tượng khô miệng khi mang thai

Nguyên nhân gây khô miệng trong lúc mang thai

Hầu như những phụ nữ khi mang thai đều gặp phải vấn đề này và kèm theo là những triệu chứng như hơi thở có mùi. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến gây khô miệng khi mang thai:

Sử dụng thuốc

Việc sử dụng một số loại thuốc có thể gây ra tình trạng khô miệng như thuốc chống trầm cảm, thuốc giãn phế quản, thuốc lợi tiểu…Hiện tượng này có thể khiến bạn khó chịu, nhưng nên tham khảo trước ý kiến bác sĩ trước khi ngừng sử dụng thuốc.

Mất nước

Mặc dù mỗi ngày các mẹ bầu đều uống đủ nước nhưng vẫn thấy khô miệng và khó chịu. Đừng quá lo lắng, điều này hoàn toàn bình thường, bởi nhu cầu hấp thu của cơ thể đang tăng cao do cơ thể phải hoạt động nhiều hơn để giúp thai nhi khỏe mạnh và phát triển.

Tăng khối lượng máu

Trong thời gian mang thai, lượng máu trong cơ thể người mẹ sẽ tăng lên, khiến thận phải làm việc nhiều hơn, vì thế số lần đi tiểu cũng sẽ tăng lên dẫn đến mất nước và khô miệng.

Khô miệng khi mang thai là do khối lượng máu của mẹ tăng lên Nguyên nhân khô miệng khi mang thai

Tăng tỷ lệ trao đổi chất

Những hoạt động của tế bào như tiêu hóa thức ăn, sản xuất năng lượng sẽ tăng lên trong lúc mang thai. Lúc này, cơ thể sẽ hấp thu nhiều nước hơn và các mẹ bầu cần phải bổ sung nước thường xuyên hơn.

Mang thai bị khô miệng có nguy hiểm không?

Nếu mắc phải tình trạng khô miệng trong lúc mang thai, bạn không nên bỏ qua vấn đề này. Bởi nó có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang mắc phải một số bệnh lý khác như:

Thiếu máu

Hiện tượng khô miệng có thể là dấu hiệu nhận biết rằng cơ thể người mẹ đang bị thiếu máu.  Bên cạnh đó, bệnh thiếu máu còn có triệu chứng như nứt môi, khô cổ, lưỡi đau rát…

Đái tháo đường thai kỳ

Khô miệng cũng chính là biểu hiện của bệnh tiểu đường thai kỳ. Nguyên nhân có thể là do đường huyết tăng khiến lượng nước trong cơ thể giảm dẫn đến đau rát trong miệng, nứt môi…

Khô miệng khi mang thai là biểu hiện của bệnh đái tháo đường Khô miệng là biểu hiện đái tháo đường khi mang thai

Tăng huyết áp

Khi hiện tượng khô miệng đi kèm cùng với  cơn đau đầu dữ dội thì đây là dấu hiệu cho thấy mẹ bầu đang bị huyết áp cao. Vậy khô miệng trong lúc mang mang có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào mức độ của bệnh. Nếu thấy tình trạng này kéo dài, các mẹ bầu nên đi kiểm tra để được chẩn đoán và ngăn chặn.

Cách khắc phục tình trạng khô miệng trong quá trình mang thai

Khô miệng khi mang thai không phải là bệnh lý, vì vậy cũng không có biện pháp y tế cụ thể nào để điều trị tình trạng này. Cách tốt nhất là bạn nên tìm ra nguyên nhân để có cách khắc phục thích hợp và hiệu quả nhất. Dù là bất cứ nguyên nhân nào gây nên, các mẹ bầu cần phải uống đủ nước mỗi ngày để tránh mất nước cho cơ thể.

Những bí quyết sau đây giúp các mẹ bầu có thể khắc phục được chứng khô miệng:

  • Thở bằng mũi và tránh thở bằng miệng ngay cả khi đang ngủ, nhằm ngăn nước bốc hơi từ miệng khiến mẹ bầu bị khô môi.
  • Có thể ngậm viên đá nhỏ để giúp miệng luôn được ẩm ướt.
  • Nên sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ nếu sống ở những nơi có độ ẩm thấp hoặc phòng máy lạnh.
  • Nhai kẹo cao su không đường giúp kích thích sản xuất nước bọt.
  • Chú ý chăm sóc sức khỏe răng miệng bằng cách chải răng và dùng chỉ nha khoa vào buổi sáng và tối, hay sau mỗi bữa ăn.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và thịt nạc.
  • Tránh dùng nhiều muối bởi sẽ khiến cơ thể mẹ bầu bị mất nước.
Nhai kẹo cao su không đường nếu mẹ cảm thấy khô miệng Bí quyết khắc phục khô miệng trong quá trình mang thai

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Tình trạng khô miệng không phải là vấn đề quá nguy hiểm và nó có thể được kiểm soát dễ dàng. Nếu trong quá trình mang thai gặp tình trạng khô miệng kéo dài kèm theo các triệu chứng như đau nhức đầu, nóng rát trong khoang miệng, mệt mỏi cực độ, buồn nôn, tiêu chảy... nên đến bác sĩ để được thăm khám.

Tóm lại, trong quá trình mang thai sẽ làm thay đổi nội tiết tố của cơ thể, vậy nên khô miệng khi mang thai cũng là một trong những tác dụng phụ thường gặp khi cơ thể thay đổi quá nhanh. Tuy nhiên, các mẹ cũng không nên quá chủ quan vì có thể khô miệng là biến chứng biểu hiện cho những bệnh nguy hiểm khác. Chính vì thế, hãy quan sát những biểu hiện của cơ thể trong lúc mang thai để giúp các mẹ bầu sớm phát hiện ra những vấn đề bất thường và có biện pháp can thiệp kịp thời.

Kim Thoại

Nguồn  tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm