Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Việc uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng là tình trạng biểu hiện xuất phát từ những bệnh lý cơ thể, do tác dụng phụ của một số loại thuốc… gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe răng miệng. Vì vậy, cần có cách khác phục và điều trị dứt điểm tình trạng này.
Hiện tượng khô miệng là do hoạt động của hệ bài tiết nước bọt không tốt. Điều này khiến lượng nước bọt tiết ra giảm và làm miệng khô khốc, đặc biệt dẫn đến mùi hôi khó chịu. Vậy tại sao uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng? Cùng chúng tôi tìm lời giải đáp cho vấn đề này nhé!
Để nhận biết về tình trạng khô miệng, trước hết cần tìm hiểu về hoạt động của tuyến nước bọt. Bởi nó đóng vai trò quan trọng để giữ cho môi trường miệng luôn được ẩm ướt. Từ đó, giúp hoạt động nhai, nuốt được trơn tru hơn, đồng thời đảm bảo sức khỏe răng miệng tốt hơn.
Hoạt động tuyến nước bọt chịu sự kiểm soát của hệ thống thần kinh thực vật. Chúng có chức năng làm tăng tiết hoặc giảm tiết nước bọt khi xảy ra những phản ứng trên hệ thần kinh này. Chẳng hạn khi hệ cảm phó được kích thích, sự tiết nước bọt sẽ làm giảm đi dẫn đến tình trạng khô miệng.
Dấu hiệu nhận biết tình trạng khô miệng là cảm giác khó chịu và khô ở niêm mạc miệng, họng, làm giảm hoặc mất vị giác. Đôi khi, khô họng nặng sẽ gây đắng miệng, có cảm giác nóng rát ở miệng và họng, làm kích thích cảm giác khát thường xuyên, ảnh hưởng đến hoạt động nhai, nuốt, nói chuyện hàng ngày.
Nếu tình trạng khô miệng trở nên nghiêm trọng hơn có thể bị teo, nứt niêm mạc, chảy máu, lở loét trong miệng, nứt môi, xuất hiện các vết loét và tách da ở các vùng góc của miệng.
Có rất nhiều nguyên nhân tác động đến hoạt động bài tiết của tuyến nước bọt trong khoang miệng gây ra tình trạng khô miệng. Mặc dù bạn đã uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng có thể là do ảnh hưởng từ các bệnh lý hoặc sức khỏe răng miệng, nguy hiểm hơn có thể là bệnh lý bên trong cơ thể hoặc vấn đề sức khỏe tổng quát.
Nếu tuyến nước bọt bị nhiễm trùng và xuất hiện sỏi hoặc mắc bệnh tự nhiễm đều ảnh hưởng đến chức năng sản xuất và bài tiết nước bọt. Hầu hết nguyên nhân gây nên bệnh lý tuyến nước bọt là do các tác nhân vi sinh như nấm, vi trùng phá hủy mô tuyến nước bọt.
Nếu tình trạng khô miệng kéo dài, có thể tuyến nước bọt đang bị bệnh và cần được điều trị ngay, từ đó có thể cải thiện được tình trạng khô miệng.
Dù uống nhiều nước nhưng tình trạng khô miệng vẫn kéo dài có thể là do các vấn đề về sức khỏe như xuất huyết, cơ thể mất nước, đổ nhiều mồ hôi, tiểu tiện nhiều lần, suy tim, tiêu chảy, đái tháo đường và hội chứng ure máu.
Ngoài ra khô miệng còn là biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm hơn như thiếu hụt dinh dưỡng, căng thẳng, trầm cảm, rối loạn nội tiết tố, biến chứng sau cấy ghép tủy xương, bệnh Parkinson, tai biến mạch máu não, viêm khớp, hội chứng Sjogren, HIV/AIDS, bệnh Alzheimer.
Nguyên nhân khô miệng có thể là do ảnh hưởng của từ tác dụng phụ của thuốc mà bạn đang sử dụng như thuốc hạ áp, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng sinh, thuốc điều trị bệnh Parkinson, thuốc chống nôn, thuốc chữa đau nửa đầu Migraine…
Nếu bạn sử dụng các loại thuốc trên trong thời gian dài và liều lượng cao sẽ dẫn đến tình trạng khô miệng càng nghiêm trọng. Đặc biệt, thuốc điều trị chứng mất ngủ có thể khiến cơ thể mất nước và gây khô miệng khi ngủ dậy.
Khô miệng có thể là do tác dụng phụ của điều trị bằng hóa chất trị liệu cho bệnh lý ung thư, làm cơ thể mất nước dẫn đến khô miệng. Ngoài ra, các chấn thương ở vùng cổ làm tổn thương đến các dây thần kinh điều khiển hoạt động của tuyến nước bọt.
Nếu chứng khô miệng không liên tục và thường xuyên xuất hiện, nguyên nhân là do thói quen sinh hoạt hằng ngày, chế độ nghỉ ngơi chưa hợp lý, uống rượu vào buổi tối, thói quen thở bằng miệng khi ngủ, không khí lạnh và khô, bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp, trình trạng ngạt mũi…
Nếu bạn đã tìm ra được nguyên nhân uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng có thể thực hiện cách khắc phục tình trạng này như sau:
Hãy thường xuyên bù nước và dịch khoáng để cải thiện tình trạng khô miệng, tăng cường bổ sung chất lỏng, nước hoặc hoa quả, trái cây. Nếu thấy chứng khô miệng ngày càng nghiêm trọng hơn, nên trao đổi với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị, tìm ra cách cải thiện khô miệng hoặc thay thế thuốc điều trị.
Bên cạnh đó, có thể thực hiện một số cách đơn giản như giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, duy trì uống nước đầy đủ mỗi ngày, thở bằng mũi ngay cả trong lúc sinh hoạt lẫn khi ngủ, điều trị chứng ngáy vào ban đên hoặc trị chứng ngủ mở miệng.
Tóm lại, nếu uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng cần phải nhanh chóng tìm ra nguyên chính xác để có những biện pháp khắc phục và điều trị nhanh chóng. Tuy khô miệng không phải là vấn đề sức khỏe nguy hiểm, nhưng cần phải điều trị để bảo vệ sức khỏe răng miệng, giúp hoạt động ăn uống và giao tiếp hàng ngày diễn ra thuận lợi hơn.
Kim Thoại
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.