Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khó thở là một trong nhiều tác dụng phụ có thể gặp phải trong quá trình điều trị ung thư. Việc khó thở có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như rối loạn mạn tính ở phổi gây khó thở, tác dụng phụ của thuốc điều trị, hóa chất và tia xạ…
Tình trạng khó thở xuất hiện khi oxy không đủ phân phối cho cơ thể. Ngoài ra, khó thở có thể do phổi không đủ khả năng dung nạp đủ lượng không khí hoặc do cơ thể không thể phân phối đủ oxy cho máu. Khó thở là triệu chứng do rất nhiều bệnh gây ra. Hơn thế nữa, khó thở cũng là biểu hiện rất thường thấy ở những bệnh nhân ung thư nói chung và bệnh ung thư phổi nói riêng, đặc biệt là khi vị trí các khối u ác tính ở gần trung thất gây chèn ép các cơ quan lân cận chẳng hạn như phế quản, thực quản và tim…
Thực tế cho thấy, có đến hơn 40% bệnh nhân ung thư phổi phát hiện bệnh khi bệnh đã ở giai đoạn muộn qua triệu chứng khó thở.
Khó thở còn là cảm giác không thở được, nhiều bệnh nhân ung thư ở giai đoạn tiến triển có thể gặp triệu chứng này. Bệnh nhân ung thư giai đoạn đầu nhưng có các bệnh lý kèm theo gây ảnh hưởng đến tim phổi cũng có thể bị khó thở, ví dụ như bệnh nhân bị huyết khối. Người bệnh cần báo ngay với bác sĩ khi khó thở đột ngột xuất hiện hoặc khi khó thở tăng lên. Những dấu hiệu và triệu chứng của khó thở bao gồm:
Ngoài ra, bệnh nhân có thể cảm thấy khó thở mặc dù độ bão hòa oxy trong máu nằm trong giới hạn bình thường. Trong trường hợp này, khó thở không dẫn đến tình trạng ngạt thở hoặc tử vong.
Bác sĩ sẽ hỏi thêm về bệnh sử để tìm nguyên nhân khó thở. Bệnh nhân được yêu cầu mô tả lại triệu chứng và những yếu tố khiến khó thở tệ đi. Ngoài ra, bệnh nhân có thể được đánh giá mức độ khó thở theo bảng phân độ. Giảm tác dụng phụ là một phần quan trọng trong chăm sóc và điều trị bệnh nhân ung thư. Bước này được gọi là xử trí triệu chứng, chăm sóc giảm nhẹ hay chăm sóc xoa dịu.
Hãy nói cho nhóm chăm sóc biết về những triệu chứng gặp phải và sự thay đổi của nó. Khó thở trong ung thư có thể do khối u hoặc do nguyên nhân khác liên quan đến ung thư gây nên. Nhiều nguyên nhân có thể chữa trị được. Một số nguyên nhân gây khó thở hay gặp:
Điều trị nguyên nhân, ví dụ như khối u hoặc huyết khối, là bước quan trọng trong kiểm soát khó thở. Các bác sĩ có thể gợi ý một số biện pháp giảm khó thở như sau:
Để tránh khó thở xảy ra, bệnh nhân không nên vận động, đi lại quá sức, khi bắt buộc phải đi lại nên sử dụng xe đẩy và không đi quá xa và tránh đi lên xuống cầu thang sẽ khiến tình trạng khó thở tăng lên. Đặc biệt, bệnh nhân không nên ăn quá no.
Ăn Khi bị khó thở, điều đầu tiên nên làm là bệnh nhân cần giữ cho tâm lý luôn bình tình. Nếu đang nằm ngửa có thể di chuyển ngồi dậy hoặc nằm nghiêng 45 độ với gối kê cao đầu.
Sau đó, bệnh nhân nên thực hiện theo lệnh của bác sĩ như: Thở oxy hoặc sử dụng thuốc chống co thắt nhằm giúp bản thân dễ thở hơn. Nên nhờ người xung quanh hoặc người chăm sóc mở cửa sổ cho thông thoáng để cung cấp thêm không khí. Bệnh nhân nên tập hít thở sâu bằng mũi và thở ra bằng miệng. Nếu như không cảm thấy thuyên giảm sau 5 phút, cần ngồi dậy, để hai tay xuôi xuống gối, hướng đầu nhẹ về phía trước tập thở. Nếu ho, cần chú ý lượng đờm, màu sắc và mùi của đờm để cung cấp thông tin cần thiết cho bác sĩ.
Khi bệnh nhân ung thư bị khó thở, vấn đề cấp cứu là điều rất cần thiết đối với người thân và người chăm sóc. Người nhà bệnh nhân nên kiểm tra nhịp tim của bệnh nhân trong 1 phút bằng cách sử dụng đồng, đồng thời theo dõi xem bệnh nhân có bị sốt không.
Khi bệnh nhân cảm thấy khó thở hãy thay đồ hoặc nới lỏng quần áo cho họ nếu bị quá chật, điều này giúp bệnh nhân dễ thở hơn và cho bệnh nhân ngồi với tư thế thoải mái. Bên cạnh đó, nhắc bệnh nhân hít thở và giảm nhiệt độ phòng giúp bệnh nhân dễ chịu hơn.
Nên cho bệnh nhân uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu bệnh nhân được chỉ định sử dụng máy thở oxy tại nhà, người chăm sóc cần hỗ trợ bệnh nhân sử dụng an toàn. Ngoài ra, người chăm sóc có thể áp dụng mát xa, xoa bóp hoặc cho bệnh nhân nghe những bản nhạc họ yêu thích đồng thời khuyến khích động viên tinh thần người bệnh.
Hoàng Yến
Nguồn tham khảo: yhoccongdong.com
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.