Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Kiến hôi là gì? Tác hại và cách phòng ngừa kiến hôi triệt để

Ngày 24/04/2024
Kích thước chữ

Kiến hôi xuất hiện mọi ngóc ngách trong ngôi nhà. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về kiến hôi là gì? Tác hại của kiến hồi và cách phòng ngừa kiến hôi triệt để.

Kiến hôi gây ra nhiều nỗi bất tiện cho các gia đình. Trong đời sống hằng ngày, chỉ cần lơ là một chút là kiến có thể chui vào thức ăn khiến ta không ít lần vô tình ăn phải chúng. Đây chính là lý do vì sao nhiều người không khỏi đau đầu khi nghĩ cách phòng ngừa loài kiến một cách triệt để. Vậy kiến hôi là gì? Làm sao để tiêu diệt kiến hôi? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Kiến hôi là gì?

Kiến hôi là gì? Kiến hôi hay còn có tên gọi khác là kiến dừa. Loại kiến này có kích thước cơ thể rất nhỏ so với các loại kiến khác nên khá khó để phát hiện. Chúng có màu nâu sẫm hoặc đen, khi giết kiến chúng sẽ tỏa ra mùi hôi như mùi dừa thối.

Kiến dừa thường phát triển mạnh vào mùa mưa. Tuy nhiên, tổ kiến bị ngập lụt khiến cho kiến túa ra khắp nơi và bò vào nhà nhiều hơn. Khi đó, kiến có thể làm tổ ở các bức tường, dưới sàn nhà, tủ bếp, nhà vệ sinh, hoặc trong tủ quần áo,…

Bên cạnh đó, đặc tính của kiến hôi là hoạt động cả ngày lẫn đêm. Thức ăn chủ yếu của chúng là dịch ngọt được tiết ra từ nhựa cây và các con rệp. Nếu ở trong nhà, chúng sẽ tìm đến các loại đồ ăn có vị ngọt, thịt và dầu mỡ,… Kiến hôi có khả năng đánh mùi rất nhanh. Vì bạn cũng cần ghi nhớ rằng, đồ ăn bị kiến bu thì không thể ăn nữa. Nguyên nhân là do kiến hôi bò khắp mọi nơi, từ rác thải, cống rãnh, nhà vệ sinh,… rồi lại bu lên thức ăn. Bởi vậy, nó là nguyên nhân gián tiếp gây nên tình trạng ngộ độc thức ăn, tiêu chảy, đậu mùa, truyền nhiễm các loại giun sán ký sinh trùng. Vì vậy, bạn cần có cách diệt kiến hôi an toàn hiệu quả để ngăn chặn chúng lây truyền dịch bệnh nguy hiểm.

Kiến hôi là gì? Tác hại và cách phòng ngừa kiến hôi triệt để 1
Kiến hôi là gì? Kiến hôi là loài kiến xuất hiện phổ biến trong nhiều gia đình 

Tác hại khôn lường của kiến hôi

Bên cạnh câu hỏi: “Kiến hôi là gì?”, bạn cũng cần nắm được những tác hại khôn lường mà loài kiến này mang lại. Trên thực tế, kiến hôi tưởng chừng chỉ là một loài động vật nhỏ bé, vô hại nhưng tác hại mà chúng mang lại thì vô cùng to lớn. Dưới đây là những mối nguy do loài kiến này đem lại mà bạn không thể bỏ qua:

Truyền nhiễm vi khuẩn gây bệnh

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, kiến hôi nói riêng và loài kiến nói chung có thể gây truyền nhiễm các loại vi khuẩn và ký sinh trùng nguy hiểm. Điều này là do các loại vi khuẩn như E. coli, liên cầu khuẩn, Shigella, Salmonella, và tụ cầu khuẩn xuất hiện rất nhiều trong môi trường sinh sống của kiến hôi. Trong khi đó, khi tìm kiếm thức ăn, kiến sẽ mang các loại vi khuẩn này từ môi trường bẩn đến thức ăn của con người. Điều này làm tăng nguy cơ lây truyền các bệnh nguy hiểm về đường tiêu hóa như: Tiêu chảy, nôn mửa, rối loạn tiêu hóa,... Vì thế, khi thức ăn đã bị kiến bu, bạn không nên tiếc mà hãy vứt bỏ ngay.

Phá hủy đồ nội thất

Mặc dù rất lành tính, không gây kích ứng da như kiến lửa hay kiến ba khoang nhưng nó có thể phá hủy đồ nội thất trong nhà. Kiến thường xâm nhập vào các khe nhỏ và làm tổ tại các rãnh bên trong đồ nội thất. Nếu không tìm thấy vị trí thích hợp, kiến có thể phá hủy các vật dụng khác trong nhà làm từ giấy, bìa carton,... để xây tổ.

Kiến hôi là gì? Tác hại và cách phòng ngừa kiến hôi triệt để 2
Loài kiến hôi có thể phá hủy đồ nội thất 

Nguy hiểm đối với sức khỏe của trẻ em

Nếu ăn phải kiến hôi, trẻ rất dễ bị dị ứng, đặc biệt là đối với những trẻ có tiền sử về dị ứng. Các loại virus, ký sinh trùng lây nhiễm từ kiến cũng dễ xâm nhập và phát bệnh ở trẻ em hơn, do đây là đối tượng có hệ miễn dịch kém. Vì thế, bạn cần để thức ăn trong tầm kiểm soát để tránh trẻ ăn phải đồ ăn đã bị kiến bu nhé!

Làm sao để tiêu diệt kiến hôi triệt để?

Kiến hôi có thể xuất hiện ở khắp mọi ngóc ngách trong nhà, nhưng nhiều nhất là ở những nơi có môi trường sống và nguồn thức ăn thuận lợi. Đây có thể là phòng bếp, phòng ngủ, phòng tắm,... Vì vậy, để ngăn kiến vào nhà, bạn có thể áp dụng 5 cách diệt kiến an toàn và phổ biến nhất như sau:

Sử dụng dung dịch chanh

Chanh không chỉ là một nguyên liệu quen thuộc có mặt trong căn bếp của mọi gia đình, mà còn có thể diệt kiến một cách hiệu quả. Bạn chỉ cần pha loãng nước cốt chanh và xịt quanh khu vực có kiến. Chỉ sau một khoảng thời gian ngắn, lũ kiến sẽ không dám quay lại nhà bạn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể pha nước cốt chanh với nước lau sàn để lau bếp và các khu vực khác trong nhà. Điều này không chỉ giúp ngăn kiến xâm nhập vào trong nhà, mà còn tạo ra không khí thơm mát, thoải mái cho ngôi nhà.

Kiến hôi là gì? Tác hại và cách phòng ngừa kiến hôi triệt để 3
Bạn có thể tiêu diệt kiến hôi triệt để bằng nước chanh 

Rắc hạt tiêu trên đường đi kiếm ăn của kiến

Một phương pháp khác để diệt kiến trực tiếp là rắc trực tiếp tiêu bột lên đường đi kiếm ăn của kiến hoặc trực tiếp vào tổ của chúng. Chúng sẽ nhanh chóng rời khỏi nhà bạn chỉ sau một thời gian ngắn. Sau khi đuổi được kiến, bạn cũng cần dọn dẹp và xóa đường đi của kiến để ngăn chúng quay trở lại.

Sử dụng phấn rôm để đuổi kiến

Với mùi hương dễ chịu và tác dụng chăm sóc da cho bé, ít ai biết được công dụng đuổi kiến của phấn rôm. Bạn có thể rắc phấn xung quanh các khu vực mà kiến thường xuất hiện. Phương pháp này được rất nhiều người ưa chuộng vì nó không chỉ an toàn mà còn rất thân thiện với môi trường. Đặc biệt, cha mẹ hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng trong phòng ngủ hoặc những nơi em bé thường xuyên tiếp xúc.

Đuổi kiến bằng bột baking soda

Diệt kiến bằng baking soda: Hiệu quả hay không? Sử dụng bột baking soda cũng là một cách an toàn để đuổi kiến. Cũng giống như hạt tiêu hay phấn rôm, bạn chỉ cần rắc bột baking soda vào những nơi xuất hiện nhiều kiến hôi. Khi kiến ăn phải hỗn hợp này, nó sẽ trực tiếp tiêu diệt kiến hôi. Nguyên nhân là do baking soda sẽ phản ứng với acid trong dạ dày của kiến. Từ đó, tạo ra một lượng khí lớn khiến cho bụng kiến bị phình to và ra vỡ. Rõ ràng, phương pháp này không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn giữ cho không gian sống của bạn luôn sạch đẹp.

Kiến hôi là gì? Tác hại và cách phòng ngừa kiến hôi triệt để 4
Bạn nên đuổi kiến bằng cách sử dụng bột baking soda 

Đuổi kiến bằng giấm trắng

Giấm trắng là nguyên liệu có sẵn trong căn bếp của mọi gia đình. Bạn có thể pha loãng giấm với một lượng nước nhất định. Sau đó, xịt vào những nơi mà kiến thường lui tới. Kiến hôi không thích mùi của giấm nên kiến sẽ muốn tránh xa mùi hương này. Trên thực tế, phương pháp này sẽ không cho tác dụng ngay lập tức mà bạn nên thực hiện hàng ngày.

Xem thêm: Những cách đuổi kiến ra khỏi nhà an toàn và không tốn kém

Các thói quen phòng ngừa kiến hôi

Bên cạnh những phương pháp tiêu diệt kiến hôi hiệu quả kể trên, bạn cũng nên rèn luyện các thói quen phòng ngừa kiến hôi xuất hiện. Đó là:

Không ăn uống trong phòng ngủ

Một trong những lý do chính khiến cho loài kiến hôi tìm đến phòng ngủ của bạn là dấu vết của đồ ăn. Các mảnh nhỏ của đồ ăn như: Snack, bánh ngọt, nước ngọt,... sẽ tạo ra mùi hương hấp dẫn và thu hút loài kiến tìm đến.

Vệ sinh đồ nội thất thường xuyên

Vệ sinh ga giường, thảm, vải ghế sofa, bọc gối,... định kỳ không chỉ giúp loại bỏ bụi bẩn mà còn loại bỏ dấu vết của kiến và côn trùng. Tốt nhất, bạn nên giặt bằng xà phòng và lau sàn bằng nước lau sàn có mùi bạc hà, hương hoa lavender, hoặc tinh dầu cam để xua đuổi kiến hiệu quả.

Kiến hôi là gì? Tác hại và cách phòng ngừa kiến hôi triệt để 5
Vệ sinh đồ nội thất thường xuyên sẽ tránh được kiến làm tổ 

Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã biết được: “Kiến hôi là gì?”, cũng như cách phòng ngừa và tiêu diệt kiến hôi. Hãy áp dụng ngay vào cuộc sống sinh hoạt để giữ môi trường sống được khỏe mạnh và trong lành nhé! 

Xem thêm: Top 10 cách đuổi kiến gió cực kỳ hiệu quả tại nhà

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:KiếnCôn trùng