Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Lá bồ đề mang lại nhiều công dụng trong việc phòng và chữa bệnh. Tuy nhiên, ít người lại biết đến loại thảo dược tự nhiên này. Hãy cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết sau đây nhé!
Trong phong thủy và Phật giáo, lá bồ đề mang nhiều ý nghĩa cho sự an yên, chở che. Không những vậy, đây còn được xem là thảo dược có khả năng chữa bệnh hiệu quả. Dưới đây là những tác dụng bất ngờ từ lá bồ đề được nhiều nghiên cứu trong y học chứng minh.
Lá bồ đề có lẽ không còn quá xa lạ với chúng ta. Ở Việt Nam, rất dễ để tìm thấy cây bồ đề ở các tỉnh phía Bắc hoặc ở các đình chùa và miếu. Đây là loại cây thân gỗ to, cao khoảng 30m. Lá bồ đề khá lớn, có chiều dài từ 10cm đến 17cm và rộng từ 8cm đến 12cm. Lá có hình tim, mặt trên của lá bồ đề có màu xanh, mặt dưới có lông màu trắng nhẹ.
Bồ đề có nguồn gốc từ Ấn Độ, sau này đã được du nhập vào Việt Nam. Cây bồ đề hay còn được gọi cánh kiến trắng, an tức bắc, săng trắng, bồ đề trắng… Theo Đông y, lá bồ đề có tính bình, vị cay, đắng và không chứa độc. Ngoài ý nghĩa tâm linh và Phật giáo, bồ đề còn được trồng để làm thuốc. Đây được coi là dược liệu tự nhiên mang lại nhiều tác dụng trong phòng và chữa bệnh, trong đó đặc biệt hiệu quả trong việc sát trùng, giảm đau và hỗ trợ điều trị các bệnh đau nhức xương khớp.
Dưới đây là một số tác dụng chữa bệnh của lá bồ đề đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu khoa học.
Theo Đông y, khi người bệnh uống nước lá bồ đề sẽ có tác dụng bổ huyết, thanh nhiệt, làm tiêu sỏi thận hiệu quả. Có thể sử dụng riêng biệt lá bồ đề hoặc kết hợp cùng các loại dược liệu khác để trị sỏi thận, đồng thời bồi bổ sức lực cho cơ thể.
Bài thuốc trị sỏi thận từ lá bồ đề bạn có thể áp dụng như sau: Rửa sạch lá bồ đề phơi khô, sau đó dùng thang thuốc gồm 16g lá bồ đề, 20g thạch cao, 12g bạch truật, 6g cam thảo sắc lên uống hằng ngày thay nước lọc.
Lá bồ đề có thể làm giảm tình trạng sưng và đau răng rất tốt. Bạn có thể lấy 1 nắm lá bồ đề rửa sạch rồi nấu nước, sau đó dùng nước để ngậm và súc miệng. Kiên trì thực hiện vài ngày, bạn sẽ thấy đỡ đau răng hơn.
Thay vì dùng cồn sát trùng vết thương, bạn có thể dùng lá bồ đề. Nếu bị xây xát trên da, bạn dùng 1 nắm lá bồ đề và chồi non của nó rửa sạch rồi giã nát. Tiếp đó, bạn dùng bông thấm vào dung dịch nước cốt bồ đề chấm lên vết thương để làm sạch.
Theo kinh nghiệm dân gian, bạn có thể dùng 80g nhựa cây bồ đề đun nóng đến khi chuyển sang thể lỏng rồi đem trộn với 160g thịt heo nạc đã được thái miếng mỏng. Sau đó cho thịt vào ống tre, đặt lên bếp lửa lớn. Đặt miệng ống hướng về phía khớp xương đau để hơi nóng bốc lên giúp xoa dịu cơn đau khớp.
Bạn lấy lá bồ đề đem nghiền thành bột mịn. Mỗi ngày hòa tan 2g với nước sôi và uống. Kiên trì sử dụng trong nhiều ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất!
Nếu không may bị trúng gió, bạn có thể lấy 4g lá bồ đề kết hợp cùng 20g ngưu hoàng, 8g quỳ cửu, 4,8g đơn sa, 4,8g nhũ hương, 4,8g hùng hoàng rồi tán bột các nguyên liệu trên. Sau đó, bạn đun cùng 4g sinh khương và 4g thạch xương rồi dùng nước này để uống.
Với phụ nữ sau sinh bị nứt nẻ vú, bạn có thể sử dụng 20g lá bồ đề ngâm trong 100ml cồn (80 độ) trong khoảng 10 - 14 ngày. Sau đó, bạn lắc đều và bôi lên chỗ vú bị nứt nẻ.
Lá bồ đề mang lại khá nhiều công dụng chữa bệnh. Tuy nhiên, khi sử dụng lá bồ đề bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe.
Như vậy, với những gợi ý của Long Châu trên đây, bạn đã hiểu thêm về lá bồ đề cũng như những tác dụng chữa bệnh tuyệt vời từ loại thảo dược tự nhiên này. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, bạn cần lưu ý một số vấn đề khi sử dụng lá cây bồ đề để tránh gây ra những tác dụng ngược, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhé!
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Vinmec