Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Những lưu ý bạn cần biết để sử dụng cồn sát trùng vết thương đúng cách

Ngày 07/08/2021
Kích thước chữ

Dung dịch cồn sát khuẩn được sử dụng rất phổ biến trong đời sống hàng ngày. Vậy bạn đã biết sử dụng cồn đúng cách trong trường hợp sát trùng vết thương hay chưa? Bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây để không bỏ lỡ thông tin đó nhé!

Cồn là một loại dung dịch sát khuẩn không chỉ được sử dụng rộng rãi trong Y học mà còn được sử dụng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt, trong thời điểm dịch Covid 19 bùng phát mạnh mẽ, cồn được Bộ Y tế khuyến cáo nên sử dụng để sát khuẩn tay sau mỗi lần tiếp xúc ở nơi công cộng.

Dung dịch sát khuẩn chứa cồn được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngàyDung dịch sát khuẩn chứa cồn được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày

Cồn có công dụng sát khuẩn như thế nào?

Các cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng, cồn có thể loại bỏ và tiêu diệt một lượng vi khuẩn không nhỏ. Cồn gây biến tính protein của virus, vi khuẩn, qua đó giúp tiêu diệt hầu hết các khuẩn, nấm và siêu vi. Mỗi nồng độ cồn sẽ có khả năng tiêu diệt vi khuẩn khác nhau, cụ thể như sau:

  • Nồng độ cồn từ 30 đến 100 độ: Có thể tiêu diệt trực khuẩn mủ trong vòng 10 giây.
  • Nồng độ cồn từ 40 đến 100 độ: Trong 10 giây sử dụng, có thể tiêu diệt vi khuẩn E.coli (tiêu chảy), Serratia marcescens, Salmonella typhosa.
  • Nồng độ cồn 60 độ: Chỉ trong vòng 10 giây có thể tiêu diệt được hầu hết các vi khuẩn gram dương như vi khuẩn tụ cầu vàng (Staphylococcusaureus) hay vi khuẩn Streptococcus pyogenes.
  • Nồng độ cồn từ 60 đến 80 độ: Hiện nay, cồn 70 độ là dung dịch cồn có nồng độ mạnh nhất, có thể tiêu diệt hầu hết các loại vi khuẩn và virus như: Cúm, herpes, virus ưa nước rotavirus, adenovirus, enterovirus và cả rhovirus. Vì vậy, cồn 70 độ được sử dụng hầu hết trong các bệnh viện, cơ sở y tế.

Bạn nên sử dụng cồn sát khuẩn vết thương trong trường hợp nào?

Cồn có khả năng tiêu diệt vi khuẩn mạnh, đôi khi còn tiêu diệt luôn cả tiểu cầu và các mô sống nên các chuyên gia y tế khuyến cáo bạn chỉ nên sử dụng cồn để sát khuẩn trong trường hợp các vết thương hở nhỏ và nông.

Đối với các vết thương hở nhỏ, nông, ít chảy máu thì việc sử dụng cồn sẽ không tiếp xúc gây ảnh hưởng nhiều đến phần mô tế bào, đồng thời giúp diệt khuẩn hiệu quả.

Đối với các vết thương bị tác động bởi vi khuẩn và nấm, bạn cũng có thể sử dụng cồn. Các cuộc nghiên cứu đã cho thấy cồn có khả năng tiêu diệt khuẩn nấm rất tốt. Vì vậy, sử dụng cồn giúp bạn ngăn chặn vết thương bị nhiễm trùng, nhiễm nấm giảm tác động tiêu cực của các loại vi khuẩn và nấm đến cơ thể.  

Cách sử dụng cồn sát trùng vết thương

Tẩm cồn vào bông để sát khuẩn vết thương hở nhỏ, nôngTẩm cồn vào bông để sát khuẩn vết thương hở nhỏ, nông

Trong trường hợp vết thương nông, tổn thương nhỏ: Bạn tẩm cồn vào bông rồi thấm lên chỗ vết thương cần sát khuẩn. Để tránh vi khuẩn xâm nhập vào vết thương từ vùng da xung quanh, bạn có thể lau cả các vùng lân cận.

Trong trường hợp phải loại bỏ dị vật ở vết thương: Bạn có thể sử dụng dung dịch cồn để vệ sinh, sát trùng dụng cụ gắp. Để đảm bảo dụng cụ được tiệt trùng, tránh nhiễm khuẩn vết thương từ dụng cụ, vật dụng y tế, bạn cần ngâm dụng cụ y tế vào dung dịch cồn 70 độ trong khoảng thời gian từ 15 đến 30 phút.

Khi sử dụng cồn có xuất hiện các tác dụng phụ hay không?

Bạn có thể gặp các tác dụng phụ không mong muốn nếu sử dụng cồn với tần xuất quá nhiều hoặc dùng cồn không rõ nguồn gốc xuất xứ, cụ thể như sau:

Trong cồn có thành phần methanol với công thức hóa học là CH4O hay CH3OH. Đây là hợp chất khá độc hại với sức khỏe con người, nếu nồng độ vượt ngưỡng 0,02% sẽ gây tác động tiêu cực đến người sử dụng.

Những loại cồn không rõ nguồn gốc xuất xứ sẽ khó khăn trong việc kiểm định nồng độ methanol. Vì vậy, nếu bạn vô tình uống hoặc hít phải sẽ gây ra hiện tượng ngộ độc, đau đầu mệt mỏi, ói mửa, hô hấp khó khăn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng

Những lưu ý bạn cần biết khi sử dụng cồn sát khuẩn vết thương

Tuân thủ theo các khuyến cáo của Bộ Y tế để sử dụng cồn được an toàn và hiệu quảTuân thủ theo các khuyến cáo của Bộ Y tế để sử dụng cồn an toàn và hiệu quả 

Không nên sát khuẩn quá nhiều lần với cồn, đặc biệt là vết thương hở vì vết thương sẽ chậm lành nếu bạn sử dụng cồn với tần suất cao. Đối với trường hợp dùng cồn để rửa tay thì nên sử dụng thêm dưỡng ẩm để hạn chế khô da và kích thích.

Tuyệt đối không được uống cồn. Cồn sử dụng trong y tế có thành phần methanol và thành phần này luôn được kiểm soát với hàm lượng thích hợp. Nếu bạn không may uống phải loại cồn không đảm bảo chất lượng cũng như hàm lượng methanol thì có thể sẽ gây ra những hiện tượng co giật, hôn mê, mù lòa, thậm chí tử vong.

Bạn cần lưu ý không được để dung dịch cồn dính vào mắt. Nếu vô tình bị cồn bắn vào mắt, bạn phải ngay lập tức rửa bằng nước sạch và đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và xử lý đúng cách.

Cồn cần được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh những nơi ẩm ướt và ánh sáng trực tiếp chiếu vào. Ngoài ra, không để cồn ở gần khu vực dễ bắt lửa do cồn có khả năng bay hơi nhanh và dễ cháy.

Bên cạnh đó, bạn cần để cồn ở xa tầm với trẻ em và vật nuôi. Lưu ý không sử dụng cồn đã hết hạn sử dụng và nên tham khảo công ty xử lý rác thải trong trường hợp tiêu huỷ cồn để đảm bảo an toàn.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cách sử dụng cồn để sát trùng vết thương hở cũng như chăm sóc vết thương đúng cách. Ngoài việc tìm hiểu cách sử dụng cồn, bạn cũng nên lựa chọn cho mình nơi cung cấp cồn uy tín và đảm bảo chất lượng.

Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, nhà thuốc Long Châu xin giới thiệu sản phẩm Cồn xịt sát khuẩn Ethanol Opc 70 độ 60ml do Công ty Cổ phần Dược phẩm OPC sản xuất. Bạn có thể mua sản phẩm này tại các hệ thống nhà thuốc Long Châu trên toàn quốc hoặc trên trang website chính thức của nhà thuốc Long Châu nhé.

Thuý Nguyễn 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Sát khuẩn