Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hiện nay ở các tỉnh vùng núi thường xảy ra tình trạng ngộ độc lá ngón do ăn nhầm hoặc bị đầu độc. Lá ngón chứa thành phần alkaloid có độc tính cao, người ăn lá ngón thường bị ngộ độc rất nhanh, nghiêm trọng và dễ dẫn đến tử vong.
Cây lá ngón hay còn gọi là cây lá ngón vàng, cây rút ruột. Đây là loại cây thường mọc ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta một cách tự nhiên. Lá ngón chứa độc tính khá cao, người ăn lá ngón nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong lập tức. Vì vậy, để tránh trường hợp ngộ độc do ăn nhầm phải lá ngón, chúng ta cần trang bị kiến thức để phân biệt lá ngón với một số lá khác.
Cây lá ngón phần thân có khía dọc, không có lông ở cả phần cành và phần thân. Lá ngón mọc đối xứng thành chùm ở đầu cành, hình thuôn dài, mặt lá trơn nhẵn, đầu nhọn. Kích thước của lá ngón thường có độ dài dao động từ 7 - 12 cm và chiều rộng khoảng 2,5 - 5,5 cm. Đối với cành non lá có màu xanh lục nhạt, khi lá già sẽ dần chuyển sang màu nâu xám nhạt.
Hoa lá ngón thường có màu vàng, nở ra thành 5 cánh hoa, mùa hoa nở thường vào tháng 6, 8, 10. Quả lá ngón thon dài, không có lông bao quanh, màu nâu, có kích thước với chiều rộng khoảng 0,5 cm. Hạt lá ngón màu nâu nhạt, hơi nhỏ. Ở các cành non, lá sẽ có màu xanh lục nhưng khá nhạt. Đến giai đoạn già, lá sẽ chuyển dần sang màu xám nâu nhạt.
Thành phần chứa độc tính trong toàn bộ loại cây này là alkaloid, theo thứ tự rễ, lá, hoa, quả, thân cây độc tính giảm dần. Alkaloid là hợp chất hữu cơ dị vòng nitơ, có tính bazơ, hay gặp ở nhiều loài thực vật và thỉnh thoảng gặp ở vài loài động vật.
Alkaloid trong lá ngón có độc tính rất cao đối với cơ thể con người, liều nhỏ alkaloid có thể gây độc chết người, đặc biệt tác động mạnh ở hệ thần kinh. Alkaloid ở lá ngón thường được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa trong thời gian từ 5 - 30 phút. với thời gian tử vong nếu không được điều trị kịp thời dao động từ khoảng 1 - 7,5 giờ.
Khi bị ngộ độc lá ngón thông thường sẽ gặp các dấu hiệu sau:
Nếu nạn nhân không được cấp cứu và điều trị kịp thời thì sẽ dẫn đến tử vong sau khoảng từ 1 - 7 giờ sau khi ăn lá ngón tùy vào tình trạng ngộ độc. Vì vậy, khi phát hiện các dấu hiệu bị ngộ độc lá ngón cần lập tức có phương pháp sơ cứu ban đầu hợp lý gồm các bước sau:
Một số phương pháp xét nghiệm, thăm dò thông thường để phát hiện ngộ độc lá ngón bao gồm:
Nguyên tắc
Điều trị ngộ độc lá ngón không có thuốc đặc hiệu. Vì vậy điều trị ngộ độc lá ngón chủ yếu là nâng đỡ chức năng sống, đảm bảo kiểm soát tình trạng hô hấp, nhịp tim ổn định.
Các biện pháp hạn chế hấp thu
Rửa dạ dày trong trường hợp bệnh nhân mới ăn lá ngón trong thời gian ngắn khoảng 6 giờ. Đầu tiên trước khi rửa dạ dày cần xử lý vấn đề suy hô hấp ở bệnh nhân. Đối với bệnh nhân ý thức không rõ thì khi rửa dạ dạy cần đặt bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng. Trong trường hợp bệnh nhân hôn mê thì cần đặt nội khí quản và bơm bóng chèn trước khi rửa dạ dày. Rửa dạ dày cho bệnh nhân bằng nước pha muối ấm có nồng độ 0,5 - 0,9%.
Sau khi gây nôn hoặc rửa dạ dày, có thể dùng khoảng than hoạt với liều lượng 1 g/kg cân nặng. Lưu ý không dùng than hoạt trong trường hợp bệnh nhân đang hôn mê, co giật, suy hô hấp mà chưa đặt ống nội khí quản.
Điều trị triệu chứng
Suy hô hấp: Đảm bảo đường thở thông thoáng (ngửa đầu, nhấc cằm, hút đờm rãi), thở oxy hoặc nếu cần bóp bóng mask với oxy 100%. Đặt nội khí quản cho bệnh nhân. Bóp bóng qua nội khí quản với oxy 100% hoặc thở máy.
Co giật: Đối với trường hợp bệnh nhân chỉ có triệu chứng tăng phản xạ gân xương thì tiêm bắp diazepam với liều dùng 10mg. Nếu khi theo dõi tình trạng phản xạ gân xương tăng trở lại cần tiêm liều nhắc lại. Ưu tiên tiêm đường tĩnh mạch, trong trường hợp đặc biệt mới dùng đường khác như thụt trực tràng. Liều lượng diazepam ở chế phẩm thụt trực tràng là 0,2mg/kg đối với người lớn và 0,5mg/kg đối với trẻ em.
Nhịp tim chậm: Tiêm tĩnh mạch hoặc có thể bơm qua nội khí quản Atropin với liều 0,5 - 1mg/lần. Nếu vẫn không thấy cải thiện triệu chứng nhịp tim vẫn < 60 lần/ph thì sau 5 phút cần tiêm nhắc lại sau. Đối với Atropin dùng ở người lớn với liều < 0,5mg có thể gây nhịp chậm. Trong trường hợp sử dụng thuốc không hiệu quả cần đặt máy tạo nhịp tim tạm thời.
Tụt huyết áp thường là hệ quả do tình trạng suy hô hấp mất nước không kiểm soát hoặc sử dụng thuốc cắt cơn co giật liều mạnh. Để nâng huyết áp cần sử dụng thuốc vận mạch hoặc truyền dịch, hỗ trợ hô hấp được đảm bảo tốt.
Tiêu cơ vân thường do bệnh nhân bị tăng trương lực cơ, co giật mạnh với biểu hiện nước tiểu ít dần và có màu đỏ máu, xét nghiệm chỉ số CPK > 5000 đv/L. Lúc này cần sử dụng thuốc lợi tiểu và truyền dịch.
Lá ngón rất dễ nhầm lẫn với cây dược liệu Mã tiền, Chè vằng. Giữa cây Lá ngón và cây Mã tiền có nhiều điểm khác nhau về lá, hoa, quả và hạt, ngược lại về rễ, thân, cành lại có những điểm khó phân biệt. Theo kinh nghiệm dân gian dựa vào quan sát đặc điểm của lá cây, thân cây và màu sắc hoa để phân biệt chè Vằng và lá ngón . Ngoài ra, Hoàng đằng có thể nhầm lẫn với lá Ngón vì lá Ngón còn có tên là Hoàng đằng. Thực tế, Hoàng đằng thân cây to, mặt cắt thân có hình nan hoa bánh xe, màu vàng tươi, dễ dàng nhận biết và phân biệt với cây lá Ngón.
Đối với bệnh nhân có ý định tự tử cần theo dõi và phát hiện kịp thời để ngăn chặn hành vi tự sát tiếp cận với lá ngón. Sau đó cần truy tìm nguyên nhân đằng sau hành vi tự sát có liên quan bệnh lý tâm thần (như trầm cảm, stress), hoặc các rối loạn tinh thần khác không. Nếu có thì sau khi đã điều trị ngộ độc ổn định, cần tiếp tục đưa bệnh nhân đến các chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần trong việc giải quyết các mâu thuẫn trong tâm lý nội tại hoặc điều trị tâm bệnh.
Một cách phòng ngừa tốt nhất đó là khi phát hiện cây lá ngón nên chặt bỏ luôn cả cây để tránh trường hợp có người cố tình dùng lá ngón tự vẫn hoặc có người nhầm lẫn loài cây khác.
Ds Hải Vân
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.