Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hỗ trợ sự sống cơ bản bao gồm những phương diện nào và được thực hiện ra sao? Nếu nắm vững thông tin nói trên, bạn có thể phản ứng nhanh và hiệu quả trong các tình huống khẩn cấp để giúp nạn nhân bước đầu đi qua giai đoạn nguy hiểm.
Không thở hoặc thở yếu, ngưng tuần hoàn là những tín hiệu cảnh báo con người đang đứng trước cửa tử. Nếu không can thiệp kịp thời thì chỉ sau một vài phút, cơ hội sống của người gặp nạn sẽ gần như bằng 0. Vậy nên trong trường hợp này, thực hiện các bước hỗ trợ sự sống cơ bản là điều mang ý nghĩa sống còn.
Hỗ trợ sự sống cơ bản là một nhóm các kỹ thuật được thực hiện nhằm mục đích duy trì sự sống cho người bị ngừng thở, ngừng tuần hoàn. Trong đó có 3 kỹ thuật chính yếu là:
Để kiểm tra, kiểm soát đường thở, bạn cần làm theo tiến trình sau:
Khi thực hiện kỹ thuật này, bạn cần làm theo chỉ dẫn sau:
Hỗ trợ tuần hoàn được áp dụng khi người gặp nạn ngừng tuần hoàn. Đây là trường hợp tim ngừng đập hoặc có đập nhưng rất yếu, không có khả năng bơm máu đến các cơ quan trong cơ thể. Có rất nhiều vấn đề sức khỏe cấp và mạn tính có thể dẫn đến ngừng tuần hoàn, từ tai biến, đột quỵ, hen suyễn, suy thận,... cho tới các chấn thương do tai nạn gây ra.
Những dấu hiệu điển hình của tình trạng ngừng tuần hoàn bao gồm:
Trong trường hợp này, áp dụng kết hợp các kỹ thuật hỗ trợ sự sống cơ bản là điều vô cùng cần thiết.
Đây là kỹ thuật được dùng để can thiệp khi nạn nhân bị ngừng tuần hoàn. Mục đích là cấp đủ oxy cho não, tim và nhiều cơ quan quan trọng khác trước khi tiến hành các liệu pháp can thiệp đích. Phương pháp này bao gồm cả 2 kỹ thuật vừa nêu (duy trì đường thở, hỗ trợ hô hấp nhưng chuyên sâu hơn). Ngoài ra còn có thêm bước kích hoạt tuần hoàn máu. Cụ thể như sau:
Quan sát hiện trường để đánh giá qua độ an toàn. Nếu thấy yếu tố nguy cơ thì loại bỏ những thành phần này hoặc chuyển bệnh nhân đến nơi an toàn.
Đánh giá mức độ, phạm vi tổn thương: Số người gặp nạn, mức độ nặng nhẹ của nạn nhân. Đặc biệt ưu tiên những trường hợp bất tỉnh, ngừng thở, mạch ngừng đập, mất máu nhiều. Tiếp theo mới đến các trường hợp chấn thương phần mềm, liệt. Sau đó kêu gọi giúp đỡ và bắt đầu sơ cứu.
Bước 1: Khai thông đường thở
Trong trường hợp người bệnh bị hôn mê, bạn hãy đưa nạn nhân về trạng thái nằm ngửa.
Khai thông đầu vào của đường hô hấp bằng cách nâng cằm và ngửa đầu nhẹ ra sau. Nếu có vật cản trong hầu họng hay khoang miệng thì loại bỏ triệt để.
Bước 2: Duy trì hô hấp
Duy trì sự lưu thông khí trong phổi. Để thực hiện điều này, trước tiên bạn cần kiểm tra xem bệnh nhân có ngưng thở hay không. Nếu còn thở thì mạnh hay yếu. Nếu thở yếu hoặc không thở thì hô hấp nhân tạo theo đường miệng đối miệng hoặc miệng - mũi.
Bước 3: Duy trì tuần hoàn
Sờ khu vực động mạnh cảnh đi qua (vùng cổ) để theo dõi mạch đập. Nếu không cảm nhận thấy mạch đập, nạn nhân mất ý thức, không thở thì ép tim khoảng 120 lần mỗi phút.
Khi tiến hành, bạn chồng 2 bàn tay lên nhau và đặt ở khu vực nửa dưới của xương ức. Độ sâu lý tưởng khi ép là 5cm. Tỷ lệ ép tim kết hợp hà hơi thổi ngạt là 15:1. Thực hiện liên tục cho đến khi xuất hiện các dấu hiệu sống (có nhịp thở, có mạch) hoặc cho đến khi có sự trợ giúp của chuyên viên y tế.
Với trẻ nhỏ, tiến trình hà hơi thổi ngạt và ép tim thực hiện tương tự như người lớn nhưng cần chú ý đến một vài chi tiết nhỏ. Đó là để tay ở giữa xương ức, độ sâu khi ép bằng 1/3 độ dày của vùng lồng ngực. Với trẻ từ 1 tháng tuổi trở xuống chỉ dùng 2 ngón tay để ép tim. Với trẻ nhỏ dùng 1 bàn tay để thực hiện kỹ thuật này.
Những nội dung chính của hỗ trợ sự sống cơ bản đã được trình bày trong bài viết này. Sau cùng chúc bạn áp dụng tốt các kỹ thuật này để phản ứng nhanh khi có tình huống khẩn cấp xảy ra. Trân trọng!
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.