Thông thường hiện tượng ngứa ngáy ở mẹ bầu có thể diễn ra xuyên suốt thai kỳ. Thậm chí cảm giác ngứa sẽ càng nặng hơn vào giai đoạn cuối khi mà thai nhi ngày càng lớn.
Vì sao bà bầu hay bị ngứa và nổi mề đay?
Tình trạng bị ngứa ngáy, nổi mề đay khi mang thai là tình trạng mà hầu như các bà bầu rất dễ gặp phải trong ba tháng đầu hoặc ba tháng cuối thai kỳ. Chúng thường xuất hiện dưới dạng các đốm đỏ, hồng trên da và gây ngứa ngáy khó chịu.
Tình trạng ngứa ngáy, nổi mề đay khi mang thai có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau đây:
-
Mẹ mang thai khiến nội tiết tố thay đổi đổi ngột.
-
Mẹ bầu bị dị ứng với thời tiết, hệ miễn dịch suy yếu.
-
Tiếp xúc thường xuyên với các yếu tố có hại cho sức khoẻ.
-
Dị ứng với thực phẩm, dược phẩm.
-
Tâm lý căng thẳng, lo lắng khi mang thai.
-
Vùng da bụng bị giãn nhiều làm rạn da gây ngứa.
Mẹ bầu bị rạn da có thể dẫn đến tình trạng ngứa ngáy
Tình trạng ngứa ngáy nổi mề đay khi mang thai là hiện tượng thường gặp và không ảnh hưởng quá nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu mẹ bầu không nghiêm túc điều trị sớm thì nó có thể gây một số ảnh hưởng đến sức khỏe. Hơn nữa chúng có thể gián tiếp ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.
Một số lá tắm trị ngứa cho bà bầu
Lá kinh giới
Công dụng
Nếu tình trạng ngứa ngáy xuất hiện khi mẹ bầu bị dị ứng với mỹ phẩm, tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời hoặc da bị cọ sát với khẩu trang, quần áo, mẹ bầu có thể xông lá kinh giới để giảm ngứa. Lá kinh giới giúp mẹ giảm viêm, trừ ngứa và phòng ngừa hiện tượng dị ứng hiệu quả.
Cách thực hiện
-
Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm lá kinh giới tươi non, rửa sạch với nước muối pha loãng sau đó vò nát.
-
Bước 2: Nấu nguyên liệu với 1.5 lít nước, nấu sôi khoảng 5 – 10 phút.
-
Bước 3: Xông mặt trong vòng 5 – 10 phút (nên giữ khuôn mặt cách thau nước 30 – 40cm).
Lưu ý: Không nên áp dụng cách này với những mẹ bầu bị ngứa mặt do nhiệt độ cao (đổ mồ hôi, tăng thân nhiệt…).
Lá trầu không
Công dụng
Lá trầu không là một loại dược liệu phổ biến, chúng thường có mặt trong nhiều bài thuốc chữa các bệnh ngoài da. Theo Y học cổ truyền, trầu không có tính ấm, vị cay nồng, có mùi thơm đặc trưng, có tác dụng khu phong, tán hàn và chống ngứa. Nước tắm lá trầu không có thể giúp tiêu sần, giảm ngứa, hạn chế phát ban và giúp mẹ đề phòng dị ứng thời tiết.
Y học hiện đại đã phát hiện rằng lá trầu không còn có thể chống nấm, kháng khuẩn và diệt virus vô cùng hiệu quả. Hoạt chất menthol từ lá trầu không có thể làm mát da và ngăn ngừa triệu chứng ngứa ngáy.
Lá trầu không có tính kháng viêm, giảm ngứa hiệu quả
Cách thực hiện
-
Bước 1: Chuẩn bị 2 nắm lá trầu không tươi, sau đó rửa sạch chúng trong nước muối pha loãng, vò nát hoặc cắt nhỏ.
-
Bước 2: Nấu lá trầu với 1.5 – 2 lít nước, nấu sôi trong vòng 10 – 15 phút.
-
Bước 3: Đổ nước vừa nấu ra thau, pha thêm nước mát.
-
Bước 4: Tắm gội bằng nước lá trầu không hàng ngày.
Lá trà xanh
Công dụng
Trà xanh cũng là vị thuốc nam quen thuộc trong nhiều bài thuốc chữa bệnh dân gian. Tinh chất trà xanh có trong lá giúp tiêu viêm, thanh nhiệt, giải độc, kích thích hoạt động tiêu hóa nếu uống và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý da liễu thường gặp.
Theo Y học hiện đại, lá trà xanh chứa các thành phần như quercetin, catechin, EGCG… có thể kiểm soát tốt triệu chứng ngứa ngáy ở mẹ bầu do nổi mề đay, phục hồi các tổn thương trên bề mặt da, đồng thời bảo vệ tế bào và ức chế các tác nhân có hại.
Cách thực hiện
-
Bước 1: Chuẩn bị 2 đến 3 nắm lá trà xanh, ngâm rửa nguyên liệu với nước muối pha loãng.
-
Bước 2: Nấu sôi lá trà xanh với 2.5 – 3 lít trong 5 – 10 phút
-
Bước 3: Tắt bếp và đậy kín nồi thêm 10 phút. Sau đó đổ nước trà ra thau, lọc lấy nước bỏ bã.
-
Bước 4: Pha thêm một chút nước mát và 2 đến 3 muỗng cà phê muối, khuấy tan.
-
Bước 5: Vệ sinh cơ thể bằng nước tắm này hàng ngày. Có thể áp dụng 3 – 5 ngày liên tục.
Lá khế
Công dụng
Theo Y học cổ truyền, lá khế có tính bình, vị chua chát, và nổi tiếng với tác dụng giải độc, tiêu viêm, phòng ngừa hiệu quả các bệnh mề đay, dị ứng. Ngoài ra, cách tắm nước lá khế để trị ngứa đã được dân gian lưu truyền rộng rãi qua nhiều thế hệ. Mẹo dân gian trị ngứa cho bà bầu bằng lá khế có thể giảm nhanh cảm giác nóng rát, ngứa ngáy khó chịu.
Lá khế có công dụng giải độc, tiêu viêm và giảm ngứa thần kỳ
Cách thực hiện
-
Bước 1: Chuẩn bị 3 đến 4 nắm lá khế tươi, rửa sạch bằng nước muối, vớt ra để ráo rồi vò nát.
-
Bước 2: Nấu sôi lá khế vò nát cùng 2 lít nước.
-
Bước 3: Đổ nước vừa nấu ra thau, pha thêm một chút nước mát để có thể tắm.
-
Bước 4: Tắm gội bằng nước lá khế hàng ngày có thể giúp mẹ giảm bớt cảm giác ngứa ngáy hiệu quả.
Trên đây là thông tin và hướng dẫn cách sử dụng các loại lá tắm trị ngứa cho bà bầu hiệu quả. Quý độc giả hãy tham khảo các bài viết này để cùng cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích và lựa chọn phương pháp trị ngứa phù hợp.
Như Nguyễn
Nguồn: Tổng hợp