Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Xét nghiệm Lactate trong máu là một xét nghiệm rất quan trọng. Qua nồng độ Lactate, bác sĩ sẽ chẩn đoán được nhiều bệnh mà cơ thể đang mắc phải. Cụ thể xét nghiệm này là gì? Bài viết sẽ thông tin chính xác đến bạn.
Muốn biết bản thân có đang khoẻ mạnh hay không, ngoài những dấu hiệu có thể tự cảm nhận được thì bạn phải thực hiện các xét nghiệm để có căn cứ chính xác hơn. Xét nghiệm Lactate trong máu là một trong các loại xét nghiệm phổ biến hiện nay. Qua xét nghiệm này bạn biết được bản thân có nguy cơ mắc một số bệnh gì nếu nồng độ Lactate không bình thường.
Lactate là sản phẩm được tạo ra trong quá trình chuyển hóa tế bào. Lactate có thể xuất hiện dưới dạng axit lactic tuỳ thuộc vào độ pH trong cơ thể người. Với người bình thường, nồng độ Lactate trong máu khá thấp, khoảng 7 mmol/L. Và chỉ khi các tế bào không đủ oxy hoặc quá trình sản xuất năng lượng trong các tế bào bị đứt gãy thì lượng Lactate mới vượt ngưỡng.
Khi xét nghiệm Lactate, nếu bị tăng Lactate thì có thể do gặp hai tình huống sau:
Đây là xét nghiệm được thực hiện nhằm xác định tình trạng nhiễm acid lactic. Nếu nguyên nhân xuất phát từ việc thiếu oxy thì bác sĩ sẽ nghi ngờ ngay đến tình trạng sốc, suy tim sung huyết. Nếu nguyên nhân không do thiếu oxy thì rất có thể người bệnh đang bị bệnh gan, thận, tiểu đường, bệnh bạch cầu.
Xét nghiệm nồng độ Lactate trong máu còn là xét nghiệm chẩn đoán ban đầu đối với những người nghi ngờ nhiễm trùng huyết. Nồng độ Lactate sẽ tỷ lệ thuận với mức độ nghiêm trọng của bệnh. Đặc biệt với những bệnh nhân hồi sức cấp cứu thì việc xét nghiệm Lactate trong máu cực quan trọng. Nếu nồng độ Lactate trong máu tăng hơn 30 mmol/L chứng tỏ bệnh nhân đang ở tình trạng rất nguy cấp, có thể đang thiếu oxy trầm trọng, các mô cơ quan không có năng lượng để hoạt động và dễ gây tử vong.
Sẽ có một số yếu tố làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm nồng độ Lactate máu như: Mẫu máu bị vỡ hồng cầu, lấy sai ống, do chất chống đông. Ngoài ra khi LDH tăng cao thì Lactate có thể giảm giả tạo và nếu trước đó người xét nghiệm dùng thuốc có chứa adrenalin, glucose, natri bicarbonat, rượu thì nồng độ Lactate sẽ thay đổi.
Vậy với những ai cần thực hiện xét nghiệm nồng độ Lactate máu? Nếu có thể đang cảm thấy mệt mỏi, ra nhiều mồ hôi, hoặc bạn cảm giác bị khó thở, đang mắc các bệnh phù phổi, suy hô hấp, đau tim hay cơ thể bị mất máu do chấn thương, rơi vào tình trạng hôn mê buộc phải kiểm tra nồng độ Lactate ngay.
Thông thường trước khi xét nghiệm nồng độ Lactate, người xét nghiệm phải nghỉ ngơi trước khi lấy mẫu. Các bước tiến hành xét nghiệm cụ thể như:
Lúc này bác sĩ sẽ lấy huyết tương từ cơ thể người xét nghiệm. Huyết tương sẽ sử dụng huyết tương chống đông bằng sodium fluoride oxalate-kali. Mẫu ổn định trong 14 ngày khi bảo quản tại 2 độ C đến 8 độ C và 8 giờ khi bảo quản tại 15 độ C đến 25 độ C. Phân tích mẫu ngay lập tức hoặc mẫu được tách huyết tương và bảo quản lạnh ngay trong 15 phút sau thu thập mẫu.
Xét nghiệm Lactate sẽ được tiến hành kỹ thuật như sau: Ly tâm ống máu trong vòng 3 phút với vận tốc 5000 vòng/phút. Đặt ống máu đã được ly tâm vào vị trí khay chứa mẫu. Nhân viên kỹ thuật sẽ vận hành máy và máy sẽ trả kết quả phân tích sau khi hoàn tất quá trình.
Sau khi có kết quả phân tích, bác sĩ sẽ căn cứ để biết được người xét nghiệm tăng Lactate do đâu từ đó kết hợp cùng những xét nghiệm bổ sung khác để xác định chính xác tình trạng bệnh và đưa ra các giải pháp điều trị phù hợp.
Hiện nay xét nghiệm kiểm tra nồng độ Lactate dễ dàng thực hiện ở nhiều cơ sở y tế. Vậy nên bạn chỉ cần tìm đến bệnh viện uy tín để thực hiện xét nghiệm. Để không làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm, không nên ăn trước khi xét nghiệm, không nên uống thuốc hoặc phải khai báo với bác sĩ đã dùng những loại thuốc gì trước khi xét nghiệm. Đặc biệt không uống cà phê, hút thuốc, uống rượu bia trước khi xét nghiệm. Người xét nghiệm cần chú ý nghỉ ngơi, không vận động mạnh trước khi thực hiện xét nghiệm và chuẩn bị tâm lý ổn định, hạn chế lo lắng.
Tóm lại xét nghiệm kiểm tra nồng độ Lactate sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán kịp thời tình trạng bệnh của bạn. Nếu ngay khi cơ thể gặp các dấu hiệu bất thường như mất máu nhiều, suy kiệt, khó thở hay đang phải điều trị các bệnh mãn tính nhưng tình trạng không khá lên thì phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để xét nghiệm.
Trên đây là những chia sẻ về xét nghiệm Lactate. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết bạn có thể hiểu hơn về loại xét nghiệm này và có cho mình những thông tin hữu ích nhất để phòng được các bệnh nguy hiểm.
Xem thêm: