Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Làm gì khi bị bệnh dị ứng sắt

Ngày 03/04/2018
Kích thước chữ

Dị ứng là một phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch trong cơ thể. Cơ thể xảy ra phản ứng khi tiếp xúc với các tác nhân từ môi trường bên ngoài mà đôi khi các yếu tố này là vô hại. Vậy khi bị bệnh dị ứng sắt ta cần xử lý như thế nào?

Dị ứng là một phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch trong cơ thể. Cơ thể xảy ra phản ứng khi tiếp xúc với các tác nhân từ môi trường bên ngoài mà đôi khi các yếu tố này là vô hại. Vậy khi bị bệnh dị ứng sắt ta cần xử lý như thế nào?

Triệu chứng của bệnh dị ứng sắt, viêm da do dị ứng tiếp xúc

Triệu chứng của bệnh dị ứng sắt là: da bị ngứa, khô, trở nên khó chịu và ửng đỏ hoặc xuất hiện vẩy. Hay xấu hơn là da của bạn có thể bị hăm, phồng rộp hoặc đau. Những phản ứng này cũng là biểu hiện của chứng viêm da tiếp xúc dị ứng.

Làm gì khi bị bệnh dị ứng sắt

Triệu chứng của bệnh dị ứng sắt chủ yếu là biểu biện của viêm da tiếp xúc dị ứng

Có những trường hợp nhẹ, da có thể bị ngứa hoặc xỉn màu từ món trang sức. Một số trường hợp họ nói rằng da của họ hơi ngả màu xanh dương, màu xanh lá cây hoặc đen khi đeo trang sức, mặc dù đây không phải là những phản ứng của dị ứng.

Cách xử lý khi bị bệnh dị ứng sắt

Triệu chứng của bệnh dị ứng kỳ lạ chủ yếu là biểu biện của viêm da tiếp xúc dị ứng với các dấu hiệu như: Ở giai đoạn cấp, tại vùng tiếp xúc sau một thời gian sẽ có các sẩn hồng ban, ngứa, có các mụn nước, bóng nước phồng rộp tập trung thành đám, kèm chảy dịch trong, nếu có bội nhiễm sẽ chảy dịch vàng, đục, có mủ, ngoài ra có thể có các vết trợt loét nông ở da; ở giai đoạn mạn tính, tổn thương da có đặc điểm là da dày, khô, tăng sắc tố, tróc vảy…

Làm gì khi bị bệnh dị ứng sắt 1

Khi xuất hiện các triệu chứng của viêm da tiếp xúc với sắt, người bệnh cần đến khám ngay với bác sĩ chuyên khoa dị ứng - miễn dịch lâm sàng hoặc da liễu

Khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh dị ứng sắt, người bệnh cần đến khám ngay với bác sĩ chuyên khoa dị ứng - miễn dịch lâm sàng hoặc da liễu. Việc điều trị sẽ bao gồm: Ngưng tiếp xúc ngay các sản phẩm có nguồn gốc từ kim loại nghi gây dị ứng; dùng các thuốc điều trị chống dị ứng, kem dưỡng ẩm, kem mỡ có corticoid thoa tại chỗ, các dung dịch sát khuẩn như nước muối sinh lý, milian, kháng sinh đường uống, đường bôi trong trường hợp có nhiễm trùng… 

Lời khuyên dành có những người bị bệnh dị ứng nổi mẩn ngứa hoặc đã có tiền sử dị ứng với kim loại khi dùng các sản phẩm có nguồn gốc là kim loại: Không tiếp xúc với các loại kim loại mà bản thân đã biết bị dị ứng; không sử dụng các sản phẩm hợp kim có pha trộn các loại kim loại với nhau, đặc biệt là các kim loại dễ gây dị ứng như niken, crom, đồng (các trang sức, phụ kiện rẻ tiền, kém chất lượng, không rõ bản chất thường được xi mạ bên ngoài bằng niken, chì, đồng…); sử dụng các sản phẩm, trang sức bằng kim loại phải có nhãn mác của nhà sản xuất, có ghi rõ thành phần hợp chất (tránh sự pha trộn giữa các kim loại tạp dễ gây dị ứng). Trong trường hợp chưa rõ tác nhân loại kim loại, có thể đến bệnh viện có chuyên khoa Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng để được thực hiện các test áp (patch test) để xác định chính xác loại kim loại gây dị ứng.

Với những lời khuyên hữu ích trên, hi vọng sẽ giúp bạn đọc có thêm kiến thức trong việc điều trị bệnh dị ứng sắt.

Thu Hà

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:dị ứng