Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Làm thế nào sống chung với bệnh thiếu máu mãn tính

Ngày 22/09/2017
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bệnh thiếu máu mãn tính là loại thiếu máu phổ biến thứ hai sau chứng thiếu máu do thiếu sắt. Tỉ lệ nghiêm trọng của bệnh thay đổi theo bệnh viêm nhiễm hoặc bệnh mãn tính bệnh

Bệnh thiếu máu mãn tính là loại thiếu máu phổ biến thứ hai sau chứng thiếu máu do thiếu sắt. Tỉ lệ nghiêm trọng của bệnh thay đổi theo bệnh viêm nhiễm hoặc bệnh mãn tính bệnh nhân mắc phải. 

1. Các nguyên nhân dẫn đến chứng thiếu máu mãn tính

Các chuyên gia y tế đã xác định được một số bệnh mãn tính dẫn đến bệnh thiếu máu mãn tính:

Bệnh viêm

Chứng bệnh này tạo ra phản ứng viêm trong cơ thể và gây bệnh thiếu máu mãn tính vì nhiều lý do:

  • Các phản ứng viêm sẽ sản xuất cytokine – một loại protein bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng nhưng gây trở ngại cho quá trình hấp thu sắt và sản xuất tế bào hồng cầu.
  • Bệnh viêm có thể gây xuất huyết làm suy giảm số lượng hồng cầu.
  • Viêm ở hệ tiêu hóa có thể cản trở khả năng hấp thụ chất sắt từ thực phẩm của cơ thể

Các bệnh viêm gây thiếu máu gồm:

  • Viêm khớp dạng thấp
  • Bệnh Crohns
  • Bệnh tiểu đường
  • Thoái hóa khớp
  • Bệnh viêm đường ruột
  • Bệnh Lupus ban đỏ
  • Viêm loét đại tràng
Làm thế nào sống chung với bệnh thiếu máu mãn tính 1
Viêm khớp dạng thấp là nguyên nhân gây thiếu máu mãn tính thường gặp

Bệnh truyền nhiễm

Người mắc các bệnh truyền nhiễm có thể bị thiếu máu trong trường hợp hệ miễn dịch hoạt động mạnh làm ức chế quá trình tạo thành hồng cầu.

Tương tự như các bệnh viêm nhiễm, bệnh truyền nhiễm cũng có thể khiến hệ thống miễn dịch giải phóng các cytokine, ngăn chặn khả năng cơ thể sử dụng sắt tạo ra hồng cầu. Protein Cytokines cũng có thể ngăn chặn việc sản xuất và sự hoạt động của erythropoietin – một hormone được thận sản xuất để nhắc nhở tủy xương cần sản xuất hồng cầu.

Một số bệnh truyền nhiễm gây bệnh thiếu máu phổ biến như:

  • AIDS/HIV
  • Viêm gan
  • Viêm xương tủy (nhiễm trùng xương)
  • Lao
  • Viêm nội tâm mạc (nhiễm trùng tim)
Làm thế nào sống chung với bệnh thiếu máu mãn tính 2
Lao phổi gây thiếu máu nhưng nay đã có thể điều trị nếu phát hiện sớm

Suy thận

Suy thân có thế là nguyên nhân gây thiếu máu do bệnh làm thận không sản xuất đủ erythropoietin. Bệnh thận còn khiến cơ thể hấp thụ ít chất sắt, folate và các chất dinh dưỡng cần thiết để tạo ra hồng cầu. Bệnh nhân suy thận còn có thể bị thiếu sắt do bị mất máu trong quá chạy thận nhân tạo.

Ung thư

Một số chứng ung thư kích thích giải phóng cytokine làm trở ngại việc sản xuất erythropoietin và tạo ra hồng cầu của tủy xương. Những bệnh ung thư này bao gồm:

  • Bệnh Hodgkin
  • Ung thư phổi
  • Ung thư hạch bạch huyết phi Hodgkin
  • Ung thư vú

Ngoài ra, bệnh ung thư cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hồng cầu nếu ung thư xâm nhập vào tủy xương. Các phương pháp điều trị ung thư như hóa trị và xạ trị thường dẫn đến thiếu máu nếu tủy xương bị tổn thương.

2. Điều trị bệnh thiếu máu mãn tính

Không có phác đồ cụ thể để điều trị bệnh thiếu máu này. Việc bổ sung sắt và vitamin thường không giúp ích nhiều. Phương pháp điều trị tốt nhất hiện nay là chữa lành bệnh căn nguyên. Khi bệnh căn nguyên giảm, chứng thiếu máu cũng sẽ giảm theo. Các bác sĩ cũng có thể cố gắng kích thích sản xuất hồng cầu thông qua việc sử dụng:

  • Thuốc kích thích sản xuất erythropoietin
  • Dùng erythropoietin nhân tạo
  • Tiêm sắt, vitamin B12, hoặc bổ sung axit folic
Người thiếu máu mãn tính nên bổ sung vitamin B12 qua các thực phẩm này

Trong trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định truyền máu để bổ sung số lượng hồng cầu. Bệnh thiếu máu mãn tính tương đối phổ biến. Bất cứ ai mắc một trong những bệnh mãn tính đều có nguy cơ bị thiếu máu, đặc biệt là người già.

Phong

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm