Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thủy đậu là bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng khi tiếp xúc với người bệnh. Bệnh này có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy, làm thế nào để không bị lây thủy đậu?
Thủy đậu (còn gọi là phỏng rạ, cháy rạ) là một bệnh nhiễm trùng cấp tính. Bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể mắc thủy đậu, đặc biệt xảy ra nhiều ở trẻ em. Đây là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan nhanh chóng trong cộng đồng.
Thủy đậu xảy ra do virus varicella-zoster (VZV) gây ra. Virus này cũng có thể gây ra triệu chứng nổi ban trên da khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, người bệnh khi gặp triệu chứng này còn gọi là bị Zona. Sau khi người bệnh mắc thủy đậu và được chữa khỏi, virus sẽ cư trú (nằm yên) trong hệ thống thần kinh suốt đời. Nếu gặp thời điểm thích hợp virus có thể thức dậy gây bệnh dưới dạng zona.
Trẻ em được tiêm phòng vắc xin chống thủy đậu có khả năng rất thấp để mắc zona khi lớn lên.
Thủy đậu thường bắt đầu với sốt, đau đầu, đau họng hoặc đau bụng. Những triệu chứng này có thể kéo dài trong vài ngày. Người bệnh thường sốt trong khoảng từ 38.3 - 38.8°C.
Sau đó người bệnh bắt đầu nổi ban đỏ, ngứa thường bắt đầu ở bụng hoặc lưng và khuôn mặt. Kế đến, các nốt ban lan ra hầu như mọi nơi khác trên cơ thể, bao gồm đầu, miệng, cánh tay, chân và bộ phận sinh dục.
Ban nổi bắt đầu với nhiều nốt đỏ nhỏ giống như mụn đỏ hoặc vết cắn của côn trùng. Chúng xuất hiện theo từng đợt trong vòng 2 - 4 ngày, sau đó các nốt ban chuyển thành màng mỏng chứa nước. Bề mặt của các màng nứt, tạo ra những vết loét mở, sau cùng là vảy khô màu nâu.
Thủy đậu gây ra cảm giác ngứa và có thể khiến trẻ em cảm thấy khó chịu. Các đốm ban đỏ trông giống nhau ở trẻ em và người lớn nhưng người lớn thường sốt cao trong thời gian dài hơn và nhiều đốm ban đỏ hơn so với trẻ em.
Thủy đậu là do virus gây ra vì vậy kháng sinh không thể điều trị dứt điểm bệnh. Tuy nhiên, bác sĩ có thể kê đơn kháng sinh nếu xuất hiện hiện tượng nhiễm trùng do vi khuẩn khi trẻ gãi và làm tổn thương các đốm ban đỏ.
Bác sĩ cũng có thể kê đơn một loại thuốc chống virus cho những người mắc thủy đậu. Điều này phụ thuộc vào:
Hầu hết những người tiêm vắc xin phòng ngừa thủy đậu sẽ không mắc bệnh. Nếu người tiêm vắc xin mắc bệnh, triệu chứng của họ sẽ nhẹ nhàng hơn nhiều.
Bác sĩ khuyến cáo rằng trẻ em nên tiêm vắc xin thủy đậu như sau:
Những trẻ em đã mắc thủy đậu không cần phải tiêm vắc xin phòng ngừa vì thường trẻ sẽ được bảo vệ suốt đời khỏi bệnh thủy đậu.
Để giúp trẻ giảm ngứa và khó chịu khi mắc thủy đậu, cha mẹ có thể:
Để ngăn chặn việc gãi ở trẻ, cha mẹ nên:
Thủy đậu là bệnh rất dễ lây lan. Hầu hết trẻ em có anh chị em mắc bệnh cũng sẽ mắc theo (nếu trẻ chưa từng mắc bệnh hoặc chưa được tiêm vắc xin phòng ngừa), biểu hiện triệu chứng khoảng 2 tuần sau khi đứa trẻ đầu tiên mắc bệnh.
Người mắc thủy đậu có thể lây truyền vi rút thông qua:
Bệnh thủy đậu dễ lây nhất khi nào? Thủy đậu có thể lây truyền trong khoảng 2 ngày từ trước khi ban đỏ xuất hiện cho đến khi tất cả những vết mụn đã khô và có vẩy.
Người mắc zona có thể lây truyền bệnh thủy đậu cho những người chưa từng mắc thủy đậu hoặc chưa tiêm vắc xin.
Do bệnh thủy đậu lây truyền mạnh mẽ nên trẻ em mắc bệnh nên ở nhà và nghỉ ngơi cho đến khi ban nổi biến mất và tất cả các vết mụn đã khô. Thông thường, các ban đỏ biến mất và khô lại mất khoảng 1 tuần.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.