Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chiều cao không chỉ được quyết định bởi yếu tố di truyền, mà còn chịu tác động từ các thói quen và hoạt động hàng ngày. Vậy làm việc nặng có ảnh hưởng đến chiều cao không? Vận động thế nào sẽ giúp tăng chiều cao?
Tùy vào mức độ mà quá trình vận động sẽ mang đến những tác động khác nhau đối với sự phát triển của xương và chiều cao. Thay vì chọn tập luyện thể dục thể thao, một số người chuyển sang làm việc nặng vì cho rằng sự tác động mạnh này sẽ kích thích xương tăng trưởng nhanh hơn. Trong bài viết này, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm đáp án cho câu hỏi liệu rằng làm việc nặng có ảnh hưởng đến phát triển chiều cao không?
Chiều cao của mỗi người được quyết định bởi quá trình dài ra và to lên của xương. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tác động tích cực của hoạt động thể chất lên sức khỏe xương, đặc biệt là hàm lượng khoáng chất và mật độ xương. Vận động nhiều sẽ giúp cơ bắp, hệ thống dây chằng và khớp phát triển, từ đó kích thích sụn tăng trưởng, làm cho xương dài ra và chắc khỏe.
Tuy nhiên, vận động bằng cách làm việc nặng có ảnh hưởng đến phát triển chiều cao không? Câu trả lời là có, và dưới đây là những lý do không nên thay thế vận động có lợi bằng làm việc nặng nhọc, nhất là với trẻ em.
Trong giai đoạn xương đang phát triển (tức là thời kỳ trước tuổi 20), làm việc nặng thường xuyên trong thời gian dài có thể khiến chiều cao của trẻ không phát triển được. Nguyên nhân là bởi làm việc quá sức khiến cột sống phải chịu tác động lực lớn hơn so với khả năng chịu đựng.
Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ làm cho cột sống bị co lại, dẫn tới chiều cao suy giảm. Do đó, để trẻ có thể đạt được chiều cao tối đa, cha mẹ nên hạn chế cho trẻ làm công việc nặng nhọc, quá khả năng nâng đỡ của cơ thể.
Mang vác đồ nặng trong một thời gian dài cũng khiến chiều cao bị ảnh hưởng. Ngay cả việc đeo cặp sách đi học tưởng chừng như vô hại nhưng cũng có thể kìm hãm sự phát triển chiều dài của xương nếu cặp quá nặng. Theo nhiều nghiên cứu, tình trạng vẹo cột sống ở trẻ đi học khá cao, từ 10 - 35%. Mức độ vẹo tiến triển theo độ tuổi của trẻ, từ lớp 1 đến lớp 9. Một phần nguyên nhân được cho là do quá trình đeo cặp sách nặng dẫn tới vẹo cột sống.
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng việc mang vác đồ nặng sẽ chèn ép lên tủy sống. Khi diễn ra trong thời gian dài, tủy sống bị chèn ép có thể gây ra những cơn đau nhức tại các vị trí như cổ, vai, gáy, lưng,… Điều này kéo theo hệ quả là thực hiện tư thế sai trong các hoạt động. Tư thế sai trong thời gian dài sẽ tác động trực tiếp đến sự phát triển chiều cao của trẻ.
Làm việc nặng còn có thể dẫn đến chấn thương hay cong vẹo cột sống. Như trên đã đề cập, cong vẹo cột sống có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển chiều cao. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia y tế, trẻ em từ 10 - 15 tuổi bị chấn thương hay cong vẹo cột sống có thể giảm 8 - 10cm so với chiều cao thực tế. Với người trưởng thành, tình trạng này có thể làm giảm đi 3 - 4cm chiều cao.
Theo các nghiên cứu trong lĩnh vực y tế, có 3 nguyên nhân chính dẫn đến chấn thương hay cong vẹo cột sống:
Không chỉ làm giảm chiều cao, chấn thương hay cong vẹo cột sống còn gây ra những thay đổi ngoại hình. Người bị cong vẹo cột sống có thể bị mất cân xứng giữa hai vai hoặc eo, lưng bị gồ hoặc lõm,... Do đó, việc chữa lành chấn thương hay cải thiện tình trạng cong vẹo cột sống kịp thời rất quan trọng đối với quá trình phát triển chiều cao và cả với ngoại hình.
Qua những phân tích trên, cha mẹ đã hiểu được làm việc nặng có ảnh hưởng đến phát triển chiều cao không. Làm việc nặng hay mang vác nặng không phải là những cách vận động có lợi cho sự phát triển chiều cao. Vậy trẻ cần vận động thế nào để vừa không ảnh hưởng tiêu cực đến chiều cao, vừa thúc đẩy xương phát triển nhanh?
Thực hiện sai tư thế có thể dẫn đến chấn thương hoặc cong vẹo cột sống, ảnh hưởng đến quá trình phát triển chiều cao. Do đó, phụ huynh hãy thường xuyên lưu ý đến tư thế vận động của con. Sau đây là hướng dẫn khi thực hiện đúng các tư thế hoạt động hàng ngày:
Tập luyện thể dục thể thao có thể thúc đẩy phát triển chiều cao với điều kiện trẻ nắm vững kỹ thuật và thực hiện với tần suất hợp lý. Tập luyện cũng giúp cải thiện vóc dáng với những người gặp các vấn đề về xương do thực hiện sai tư thế. Cha mẹ có thể cho con tập luyện những bài tập dưới đây hàng ngày để vừa giúp tăng chiều cao, vừa cải thiện tư thế:
Bên cạnh việc tìm hiểu làm việc nặng có ảnh hưởng đến chiều cao không, phụ huynh cũng quan tâm đến tác động của dinh dưỡng đến sự phát triển chiều cao tự nhiên. Theo nhiều nghiên cứu, nhóm trẻ bị suy dinh dưỡng thường gặp tình trạng chậm phát triển tầm vóc và dậy thì muộn.
Ở những trẻ này, lượng canxi, sắt, protein và chất béo thường khá thấp, khiến chiều cao phát triển chậm dần. Thậm chí thiếu dinh dưỡng hoặc dinh dưỡng kém có thể khiến trẻ mất đi 20cm chiều cao. Do đó, việc đầu tư vào chế độ dinh dưỡng rất quan trọng để giúp trẻ đạt được tốc độ tăng trưởng tự nhiên.
Cha mẹ cần lưu ý ăn nhiều không phải là cách tốt nhất để bổ sung đủ dinh dưỡng mà cần điều chỉnh khẩu phần ăn với hàm lượng dưỡng chất đa dạng và tần suất hợp lý. Ngoài bổ sung canxi, cha mẹ đừng quên các dưỡng chất hỗ trợ hấp thụ như vitamin D, collagen type 2, vitamin K,... Những dưỡng chất hỗ trợ khác như Magie, 5-HTP,... cũng gián tiếp giúp tăng trưởng chiều cao.
Bài viết này đã giúp cha mẹ hiểu làm việc nặng có ảnh hưởng đến chiều cao không. Bên cạnh đó, Nhà thuốc Long Châu cũng gợi ý cho phụ huynh cách thức vận động và chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp phát triển chiều cao của trẻ. Việc sở hữu chiều cao lý tưởng sẽ tiếp thêm sự tự tin và sức mạnh cho trẻ trong tương lai.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.