Nghiện ma túy là tình trạng mà người bệnh bị lệ thuộc vào các thuốc, ma túy hợp hoặc bất hợp pháp. Để điều trị nghiện ma túy đòi hỏi cần có sự quyết tâm và kiên trì của người bệnh.
Bản chất của cơn “thèm nhớ” ma túy
Xét về bản chất, “thèm nhớ” là sự thôi thúc của bộ não khiến con người thực hiện hành vi sử dụng ma túy. Các cơn thèm nhớ hình thành sau một thời gian con người sử dụng ma túy và nó cũng là biểu hiện chính của sự lệ thuộc tâm lý vào ma túy.
Cơn thèm nhớ ma túy là nguyên nhân thôi thúc người nghiện tìm ma túy
Khi ngưng sử dụng ma túy người nghiện sẽ lên cơn thèm nhớ ma túy rất mãnh liệt. Đặc biệt là khi người nghiện mới ngưng sử dụng ma túy. Đồng thời đi kèm với các hội chứng cai nghiện và nó có thể tồn tại rất lâu. Kể cả khi người nghiện đã cai được ma túy một thời gian rất dài.
Chính nguyên nhân do cơn thèm nhớ ma túy đã thôi thúc người nghiện đi tìm ma túy để sử dụng. Điều quan trọng là hiểu được bản chất và biết cách đối phó với cơn thèm nhớ ma túy. Khi hiểu được điều này sẽ giúp cho người nghiện thoát được khỏi ma túy.
Sự lệ thuộc của người nghiện vào ma túy
Yếu tố lệ thuộc về tâm thần
Do chất gây nghiện sẽ làm cho trí não người nghiện không thể nghĩ khác được. Họ chỉ luông nghĩ đến ma túy bởi vì những khoái cảm giả tạo để củng cố hành vi sử dụng thuốc và khiến người nghiện không thể thoát khỏi ma túy vì đây là ý muốn ở sâu trong đầu họ.
Người nghiện lên cơn nghiện ma túy và cách xử trí
Cơn thèm ma túy mãnh liệt như một nhu cầu bức thiết, vì vậy, bằng mọi cách người nghiện phải nhanh chóng tìm được ma túy. Lúc đó nhu cầu và thèm khát ma túy của họ ngày càng nhiều hơn. Ma túy tác động lên não, não đã bị ảnh hưởng và lệ thuộc ma túy vì vậy người nghiện rất thèm khát. Theo thời gian, sự lệ thuộc vào ma túy càng lớn thì não sẽ "chi đạo" người nghiện bằng mọi cách tìm ma túy. Vì vậy bất chấp mọi vấn đề người nghiện có thể làm bất cứ điều gì để có được ma túy.
Sự lệ thuộc ma tuý về thể chất
Trong giai đoạn đầu sự lệ thuộc ma tuý về tâm thần. Sau quá trình lệ thuộc vào tâm thần, người nghiện sẽ sử dụng ma túy nhiều hơn và càng ngày nhu cầu càng tăng. Những cơn thèm ma túy nhiều hơn và họ sẽ bị lệ thuộc vào ma túy qua quá trình sử dụng thuốc.
Đến giai đoạn này, nếu không có ma túy, người nghiện không thể duy trì sự cân bằng của cơ thể. Lúc này nhu cầu mong muốn dùng ma túy thôi thúc họ và họ không thể cưỡng lại được đối với ma tú. Vì vậy họ sẽ tiêm, chích, hút ma tuý vào cơ thể bằng bất cứ giá nào. Còn nếu không nghe lời thì sao? Cơ thể sẽ gặp phải hội chứng cai nghiện nghiêm trọng hành hạ cả về thể xác lẫn tinh thần.
Cách xử trí khi người nghiện lên cơn
Khi người nghiện lên cơn nghiện ma túy thì phải làm sao? Thông thường từ khoảng 12 - 24 giờ tính từ sau khi ngừng sử dụng liều cuối cùng, người nghiện sẽ bắt đầu lên cơn nghiện ma túy. Người nghiện bắt đầu có các biểu hiện của triệu chứng thèm thuốc, vật vã. Giả sử như gặp tình huống như vậy thì cần làm gì?
Trong mọi tình huống việc bình tĩnh xử lý để kiểm soát người nghiện, không nên để họ tiếp xúc với những vật nhọn và vật có khả năng gây sát thương cho họ. Lúc này người nghiện không thể kiểm soát được hành vi vì vậy nên giữ người nghiện lên cơn nghiện ma túy tránh xa sân thượng, lan can… họ có thể làm những việc nguy hiểm.
Tùy từng tình huống mà bạn có cách giải quyết, nếu như một mình bạn không thể kiểm soát có thể gọi thêm người hỗ trợ.
Người nghiện lên cơn có thể làm việc nguy hiểm vì vậy cần bình tĩnh xử lý
Trong trường hợp quá căng thẳng, người nghiện lên cơn nghiện ma túy quá khích vì thèm chất gây nghiện thì có thể cho người nghiện sử dụng một liều cuối cùng. Sau đó bạn có thể gọi đến bác sĩ chuyên khoa cai nghiện hoặc trung tâm cai nghiện để có hướng xử lý kịp thời.
Thời gian chờ đợi việc chăm sóc, động viên và an ủi, cũng như khích lệ tinh thần để người nghiện cố gắng vượt qua cơn vật vã.
Khi người nghiện lên cơn nghiện ma túy thì người chăm sóc cần bình tĩnh, tỉnh táo và kiên trì. Đặc biệt không nên đe dọa, than khóc và nổi nóng, bởi vì lúc này tâm trí người nghiện không bình thường. Những lời đe dọa hoặc nóng giận có thể làm họ kích động hơn.
Đó là một số cách để người đối diện xử lý khi gặp tình huống người nghiện lên cơn. Đây chỉ là giải pháp tạm thời. Việc cốt lõi là khuyên bảo để người nghiện đi cai nghiện càng sớm càng tốt. Nếu như người nghiện không chịu hợp tác thì cần đưa đến trung tâm cai nghiện để có liệu pháp phù hợp giúp người nghiện cai nghiện để giảm triệu chứng.
Dù vậy, nhưng tâm lý người nghiện dễ bị tổn thương nên cần sự hợp tác của người thân. Bởi vì người nghiện sợ bị cô lập gia đình, nên để họ cảm nhận được sự quan tâm, chia sẻ và tình yêu thương như vậy mới quyết tâm cai nghiện.
Như vậy có thể nói khi lên cơn nghiện ma túy, người nghiện có thể không kiểm soát được bản thân và có thể làm những điều đáng tiếc. Người thân có vai trò rất lớn để giúp người bệnh có thể vượt qua được giai đoạn khó khăn và giúp người nghiện cai nghiện thành công. Để làm được điều đó thì trước tiên cần hiểu về tâm lý người nghiện và hiểu được cần làm gì và giúp gì họ trong tình huống như vậy. Ngoài ra cũng cần đòi hỏi ở người đối diện với người nghiện một sự tinh tế, khéo léo và kiên trì mới có thể thành công.
Tuệ Nhi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp