Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cây bồ đà còn được gọi là cần sa - một loại ma túy được điều chế từ thân, lá, búp của cây cần sa Cannabis Sativa. Cây bồ đà sau khi chế biến thành ma túy được sử dụng dưới dạng hít, dạng hút (ống điếu, hút vape) hoặc trộn trực tiếp vào thức ăn, đồ uống, thuốc lá… Nó được sử dụng như một công cụ để giải trí hay phục vụ cho mục đích cá nhân.
Để giải thích rõ hơn về cây bồ đà và những tác hại của nó cho người đọc, Nhà thuốc Long Châu đã nêu rõ “Những nguy hại mà cây bồ đà gây ra cho người sử dụng” ở bài viết dưới đây. Bạn đọc hãy tìm hiểu ngay nhé!
Cây bồ đà còn được gọi là "cần sa", tài mà… Cây bồ đà có hình dạng giống như thảo cỏ hay lá chè khô và còn có thể có hạt hoặc có các cành nhỏ. Cây bồ đà là một loại ma túy, nó có thể có màu nâu, xám hoặc xanh lá. Chúng thường được lăn bằng tay để tạo thành thuốc cuốn để hút hoặc dùng bằng điếu. Đôi khi nó được trộn vào đồ ăn như bánh ngọt, bánh quy hay trộn lẫn vào thuốc.
Thành phần chính của cây bồ đà (cần sa) là loại hoạt chất THC (Tetra Hydro Cannabinol) chủ yếu có trong lá, búp và các bộ phận ra hoa của cây bồ đà. THC khi vào cơ thể sẽ kích thích não bộ, giải phóng hormone dopamine khiến người sử dụng rơi vào tình trạng hưng phấn, khoái cảm, lâng lâng và có ham muốn tình dục.
Theo nghiên cứu cần sa có 3 loại chính:
Cần sa được xem như một loại ma túy, nếu trộn nó cùng với các loại ma túy khác sẽ làm cho công dụng của cần sa tăng lên và gây ra nhiều tác hại nguy hiểm không lường. Chất THC thường hấp thu rất nhanh nhưng phải tốn thời gian khoảng 1 tháng để đào thải hết 1 liều THC ra khỏi cơ thể.
Cây bồ đà là một loại cây có tác dụng gây nghiện. Tuy nhiên, nếu được sử dụng đúng mục đích trong y tế, đây lại là một cây cung cấp nhiều hoạt chất có ích như:
Mặc dù trong y tế cây bồ đà được sử dụng với tác dụng chữa các bệnh, tuy nhiên do đây là chất gây nghiện nên nó chỉ được dùng trong các trường hợp đặc biệt và cần phải kiểm soát liều lượng một cách kỹ lưỡng.
Hiện nay cây bồ đà được truyền bá với nhiều mục đích sử dụng khác nhau, tuy nhiên không phải bất kì người dùng nào cũng ý thức được những ảnh hưởng mà nó gây ra cho cơ thể. Một số ảnh hưởng nghiêm trọng mà cây bồ đà gây ra như:
Nếu sử dụng cần sa ngắn hạn, THC khi vào cơ thể sẽ bắt đầu đi từ phổi, thấm vào máu rồi lên não sau đó là lan ra khắp cơ thể. THC lúc này sẽ kích thích các thụ thể tế bào não dẫn đến hiện trạng “phê cần” với một số biểu hiện như:
Sử dụng cần sa trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng nặng nề đến chức năng não bộ và sức khỏe tâm thần:
So với các loại ma túy tổng hợp thì cây bồ đà có tác hại và mức lệ thuộc thấp hơn tuy nhiên sử dụng cần sa cũng là bước đầu trên con đường nghiện ngập.
Ngoài những ảnh hưởng đến não bộ, người sử dụng cây bồ đà có thể gặp phải những tình trạng suy yếu về mặt sức khỏe như:
Mặc dù gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng chưa ghi nhận ca tử vong do sử dụng cần sa.
Theo các chuyên gia nghiên cứu và xác nhận chất THC có trong cây bồ đà có thể truyền từ mẹ sang con qua nhau thai. Nếu trong thời gian mang thai, người mẹ sử dụng cây bồ đà, đứa con sinh ra sẽ có khả năng cao bị cận nhẹ, dễ gặp phải các tình trạng về não bộ như khó ngủ, giảm khả năng tập trung, suy giảm trí nhớ…
Lượng THC cũng được tiết ra từ sữa mẹ, khi bà mẹ hút cần sa mỗi ngày và trẻ bú sữa mẹ trong thời gian dài liên tục thì khi lượng THC được truyền cho trẻ đạt tới giới hạn nhất định sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển về não bộ của trẻ.
Nói chung, người sử dụng cây bồ đà trong thời gian dài sẽ dẫn đến khả năng bị lệ thuộc hoặc nghiện, từ đó luôn có xu hướng tìm cách để được tiếp tục sử dụng cần sa. Do những tác hại về mặt lâu dài, ở Việt Nam hiện nay đã cấm sử dụng, tàng trữ, buôn bán và vận chuyển cây bồ đà. Nếu bị phát hiện vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật.
Trên đây là những thông tin về "Những nguy hại mà cây bồ đà gây ra cho người sử dụng nó" mà nhà thuốc Long Châu chia sẻ. Chúc bạn đọc có một sức khỏe tốt và đừng quên theo dõi trang web của Nhà thuốc Long Châu để biết thêm nhiều thông tin về sức khỏe.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Vinmec
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.