Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Lẹo mắt là một căn bệnh nhiễm trùng cấp tính ở tuyến bờ mi. Tác nhân gây ra lẹo chủ yếu là do vi khuẩn Staphylococcus aureus tấn công gây viêm, mưng mủ. Vậy lẹo mắt vỡ mủ cần phải xử lý như thế nào?
Trên thực tế, phần lớn những trường hợp bị lẹo mắt đều có thể khỏi sau một vài ngày mà không cần điều trị chuyên khoa. Tuy vậy, trong trường hợp mụt lẹo to ảnh hưởng đến thị lực hoặc lẹo mắt vỡ mủ thì cần phải áp dụng cách xử lý phù hợp để tránh nhiễm trùng và tái phát. Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu thêm về vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Lẹo mắt là tình trạng nhiễm trùng tại khu vực lông mi gần với mắt. Lẹo mắt nhìn trông giống như vết sưng đỏ ở gốc lông mi và phát triển khá nhanh trong một vài ngày. Nốt lẹo thường xuất hiện ở một mắt hoặc có thể mọc nhiều cùng lúc. Có hai loại lẹo mắt thường gặp đó là lẹo mắt ngoài mi (loại phổ biến) và lẹo mắt bên trong mi.
Đây là tình trạng nốt lẹo mắt xuất hiện dọc theo mép mi, do nhiễm trùng tại gốc lông mi. Ban đầu, mi mắt có thể nổi một mụn nhỏ, sưng đỏ nhẹ. Tuy nhiên sau vài ngày, khi lẹo hình thành mủ màu vàng, vùng mi mắt xung quanh sẽ sưng đỏ và đau hơn.
Tuyến meibomian là thành phần cấu tạo tại mi mắt. Khi tuyến này bị nhiễm trùng, nốt lẹo sẽ hình thành trong mi mắt. Từ bên ngoài nhìn vào chỉ thấy một khối sưng bình thường. Tuy nhiên, nốt lẹo có thể gây đau đớn và khó chịu khiến người bệnh cảm thấy như có dị vật ở trong mắt.
Tùy vào tình trạng lẹo kèm theo mủ ít hoặc mủ nhiều mà người bệnh sẽ có những phương pháp chữa trị khác nhau, cụ thể như:
Khi lẹo mắt có mủ hoặc chảy mủ ít, người bệnh sẽ không cảm thấy quá khó chịu hay đau đớn. Do đó, khi lẹo mắt vỡ mủ cần phải xử lý cũng khá đơn giản và có thể làm tại nhà từ các nguyên liệu quen thuộc.
Rửa bằng nước muối: Đầu tiên, làm sạch nốt lẹo đang bị viêm bằng nước muối sinh lý, mỗi ngày 3 lần và làm liên tục trong 5 - 7 ngày. Lưu ý, rửa nhẹ nhàng bằng khăn mềm hay dùng bông tiệt trùng để không làm ảnh hưởng đến vết thương.
Chườm nóng: Đây là một phương pháp khá hữu hiệu giúp loại bỏ cảm giác đau nhức mà lẹo gây ra.
Sử dụng túi lọc trà: Hãy làm dịu mắt và tiêu mủ bằng cách dùng túi lọc trà. Ngoài ra, người bệnh có thể dùng khăn nhúng nước ấm và vắt hết nước rồi áp lên vùng mắt bị lẹo. Mỗi ngày thực hiện từ 3 - 5 lần. Điều quan trọng của phương pháp này là người bệnh cần căn được độ ấm, không dùng nước quá nóng hoặc quá nguội sẽ làm leo mắt bị tổn thương hơn hoặc không mang lại hiệu quả.
Khi lẹo mắt mưng mủ nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến thị lực và quá trình sinh hoạt hàng ngày. Người bệnh cần đi thăm khám để có được cách điều trị đúng nhất. Thông thường, phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nốt lẹo mà bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định một vài cách sau đây:
Sử dụng thuốc kháng sinh: Người bệnh sẽ được dùng một số thuốc kháng sinh kê đơn dạng uống, thuốc mỡ và thuốc nhỏ mắt polymyxin để ngăn chặn nhiễm trùng.
Trích lẹo (tiểu phẫu lẹo): Khi nốt lẹo ở mắt to hơn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thị lực và gây ra cảm giác đau đớn. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện tiểu phẫu như rạch mụn lẹo để lấy hết mủ.
Sử dụng thuốc giảm đau: Đối với một vài trường hợp bệnh nhân quá đau khi lẹo to thì bác sĩ có thể kê thuốc giảm đau giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn khi bị lẹo.
Để phòng tránh nốt lẹo xuất hiện, người bệnh cần lưu ý một số điều sau đây:
Trên đây chính là cách xử lý khi lẹo mắt vỡ mủ hiệu quả. Bên cạnh đó, người bệnh nên thường xuyên đi khám mắt định kỳ để có thể bảo vệ đôi mắt và hạn chế những căn bệnh về mắt.
Thùy Dung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.