Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tình trạng sọ não bất đối xứng so với đầu bình thường chính là chứng bẹp đầu ở trẻ em do hộp sọ bị tác động và dễ dàng thay đổi hình dạng. Câu hỏi trẻ bị bẹp đầu có tròn lại được không chính là điều khiến phụ huynh quan tâm và lo lắng.
Hầu hết, tư thế khi nằm hoặc tư thế phải chịu tác động khi bé đi qua kênh sinh của mẹ để chào đời chính là nguyên nhân gây nên tình trạng trẻ bị bẹp đầu. Điều này có thể gây mất thẩm mỹ khi bé trưởng thành, bài viết dưới đây sẽ đưa ra một cái nhìn toàn diện hơn về hội chứng này và giải đáp thắc mắc của cha mẹ về vấn đề trẻ bị bẹp đầu có tròn lại được không?
Hội chứng đầu phẳng ở trẻ sơ sinh là một tên gọi khác của hội chứng bẹp đầu, nó là tình trạng đầu của bé có hình dạng méo mó và thon, dẹt cùng với sự bất đối xứng do hộp sọ bị biến dạng.
Bình thường trẻ em đang trong độ tuổi sơ sinh hoặc trẻ con dưới 6 tháng tuổi sẽ gặp phải hội chứng bẹp đầu, bởi khi đó xương sọ của trẻ còn rất mềm và các khớp sọ vẫn đang còn lỏng lẻo.
Ta thấy, hội chứng bẹp đầu mà trẻ sơ sinh mắc phải không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn có thể làm ảnh hưởng đến các cơ quan khác như lệch khớp cắn, trật khớp thái dương hàm, hay thậm chí còn làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trí tuệ, nhận thức tư duy cũng như trí nhớ của trẻ.
Cha mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân khiến con bị bẹp đầu trước khi tìm giải đáp trẻ bị bẹp đầu có tròn lại được không. Dưới đây Nhà Thuốc Long Châu sẽ nêu lên một vài nguyên nhân gây nên hội chứng này.
Một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng làm bẹp đầu ở trẻ sơ sinh là do tư thế nằm. Khi để bé nằm ngủ trong tư thế ổn định một thời gian dài thì điều đó có thể làm cho đầu của bé bị bẹp tại một vùng nhất định. Ngoài ra, chính cha mẹ cũng có thể gây ra tình trạng đầu bẹp ở trẻ khi đặt con ngồi trên ô tô, xe đẩy hay nôi... trong một tư thế không đúng.
Đối với các bé bị sinh non thì tình trạng đầu bẹp có thể nghiêm trọng hơn bình thường do hộp sọ của trẻ còn rất mềm, kết hợp với việc thường phải nằm ngửa, ít được di chuyển hoặc được bế ở bệnh viện. Nếu như trẻ có cơ thể yếu, phát triển vận động chậm và có triệu chứng vẹo cổ thì tình trạng bẹp đầu có thể trở nên nghiêm trọng hơn, vì vậy cha mẹ cần chú ý để thay đổi tư thế nằm cho bé.
Do hộp sọ có thể bị chịu áp lực khi còn đang trong bụng mẹ nên rất có thể tình trạng đầu phẳng ở trẻ đã xuất hiện trước khi được sinh ra. Trong đó, xương chậu của mẹ hoặc tình trạng song thai và đa thai cũng là các yếu tố có thể tác động đến hộp sọ của bé.
Thực tế, hộp sọ của bé có hình dạng khác thường là một điều không lạ. Đầu của các bé sẽ rất nhanh chóng quay trở lại hình dáng như cũ trong vòng 6 tuần kể từ ngày sinh ra.
Tuy nhiên cha mẹ nên cho trẻ đi gặp bác sĩ nếu như sau 2 tháng vẫn chưa có dấu hiệu khôi phục lại hình dáng bình thường nhằm phát hiện các bệnh lý bất thường ở trẻ.
Cha mẹ cũng như người chăm sóc các bé có thể dễ dàng nhận thấy tình trạng bẹp đầu của bé qua những biểu hiện dưới đây:
Theo như nghiên cứu thì phần lớn trẻ em bị mắc hội chứng đầu bẹp sẽ không gặp phải những vấn đề gì nghiêm trọng liên quan đến sức khỏe và trí tuệ nếu như được chăm sóc và điều trị kịp thời.
Tuy nhiên, vẫn có một vài các trường hợp đầu bẹp ở mức độ trung bình hoặc nặng vẫn có thể gây ra nhiều vấn đề khác nhau bao gồm loạn thị, nói chậm, khó ăn do bị trật khớp thái dương hàm, vẹo cột sống, động kinh.
Nếu như trẻ không được điều trị tình trạng này kịp thời thì chứng đầu bẹp cũng có thể làm ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ. Các viện nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong một số trường hợp đặc biệt thì hội chứng đầu bẹp có thể dẫn đến việc làm giảm khả năng học tập cũng như tiếp thu kiến thức và tư duy của các bé.
Tuy nhiên, điều này không phải là trường hợp phổ biến và xảy ra hầu hết ở trẻ em, trẻ bị mắc chứng đầu bẹp vẫn có thể phát triển như các đứa trẻ bình thường khác về mặt trí tuệ nếu như được chăm sóc và điều trị đầy đủ, kịp thời.
Nếu như sau một thời gian được sinh ra bé vẫn có dấu hiệu đầu bị bẹp thì cha mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể để được khám và chẩn đoán một cách chính xác về hội chứng này. Ngoài ra bé có thể được tầm soát các dị tật khác như tật dính khớp sọ sớm, vẹo cổ bẩm sinh và bất thường ở cột sống để bé được điều trị kịp thời.
Câu hỏi mà cha mẹ đều thắc mắc đó chính là trẻ bị đầu bẹp có tròn lại được không? Câu trả lời là có và cha mẹ không cần thiết phải quá lo lắng vì hội chứng này ở trẻ. Bởi hội chứng trẻ bị bẹp đầu hoàn toàn có thể bình thường lại nhờ sự chăm sóc và điều chỉnh tư thế hợp lý mỗi khi nằm cho bé.
Trong những giải pháp hỗ trợ để điều trị hội chứng đầu bẹp ở bé thì vật lý trị liệu đã chứng minh được ưu thế của mình. Một số các biện pháp chăm sóc bé và giữ giấc ngủ an toàn để ngăn ngừa tình trạng trẻ bị bẹp đầu bao gồm:
Trên đây là toàn bộ lời giải đáp về hội chứng bẹp đầu ở trẻ và câu hỏi “Trẻ bị bẹp đầu có tròn lại được không?”. Mặc dù hội chứng này của bé sẽ được cải thiện trong thời gian ngắn tuy nhiên cha mẹ vẫn không nên chủ quan mà hãy quan sát bé thật kỹ, nếu có dấu hiệu bất thường cần đưa ngay đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám cũng như chẩn đoán kỹ hơn về tình trạng.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: vinmec.com
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.