Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

LMP là gì? Những chỉ số quan trọng khi siêu âm mẹ nên biết

Hồng Nhung

20/02/2025
Kích thước chữ

Khi tiến hành siêu âm thai, chắc hẳn bạn đã thấy thuật ngữ LMP hiển thị trên kết quả khám thai. Vậy LMP là gì? Bài viết hôm nay từ Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn hiểu hơn về thuật ngữ LMP cũng như các chỉ số khác khi khám thai.

LMP là gì là vấn đề nhận được đông đảo sự quan tâm, chú ý từ bạn đọc, đặc biệt là các mẹ bầu vì đây là một trong những thuật ngữ hiển thị trên kết quả siêu âm thai. Để biết thêm về LMP và cách đọc kết quả khám thai, bạn hãy tham khảo ngay những chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Giải đáp: LMP là gì?

Khi nhận được kết quả siêu âm thai, đa số mẹ bầu đều thắc mắc không biết LMP là gì, có ý nghĩa gì với kết quả khám. Thực tế, LMP (viết tắt của Last Menstrual Period) là thuật ngữ chỉ giai đoạn kinh nguyệt cuối cùng trước khi mang thai.

Vậy LMP là gì và có ý nghĩa như thế nào? Thuật ngữ LMP là kỳ kinh nguyệt cuối cùng của mẹ bầu. Thông thường, thời gian mang thai sẽ được tính theo tuần bắt đầu từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối (LMP) của chị em phụ nữ.

LMP là gì? Những chỉ số quan trọng khi siêu âm mẹ nên biết 1
LPM là gì? LPM là viết tắt của Last Menstrual Period - giai đoạn kinh nguyệt cuối trước khi mang thai

Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn đều đặn và rụng trứng vào khoảng ngày 14 của chu kỳ thì việc thụ thai thường diễn ra khoảng 2 tuần sau kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Do đó, phụ nữ được coi là mang thai 6 tuần sau 2 tuần kể từ lần chậm kinh gần nhất. Chia sẻ về việc LMP là gì, bác sĩ cũng cho biết thêm ngày sản khoa của phụ nữ khác với ngày phôi thai (tuổi của phôi thai). Thông thường, ngày sản khoa sẽ dài hơn ngày phôi thai khoảng 2 tuần.

Các chỉ số quan trọng khi mẹ bầu siêu âm thai

Bên cạnh việc giải đáp thắc mắc LMP là gì, nhiều mẹ bầu cũng phân vân không biết nên đọc kết quả siêu âm như thế nào. Cũng giống các kết quả y khoa khác, kết quả siêu âm thường có rất nhiều chỉ số là thuật ngữ chuyên khoa. Dưới đây là các chỉ số quan trọng trong siêu âm thai bà bầu nên biết.

  • Chỉ số GA: Tuổi thai tính từ ngày đầu của chu kỳ kinh cuối trước khi mang thai.
  • Chỉ số CRL: Chỉ số cho thấy chiều dài từ đầu đến mông thai nhi. Trong thời gian đầu của thai kỳ, các bé thường cuộn người nên chỉ số này sẽ trở thành chiều dài tính từ đầu đến chân bé.
  • Chỉ số BPD: Đường kính lưỡng đỉnh hay đường kính lớn nhất ở mặt cắt vòng đầu thai nhi.
  • Chỉ số FL: Chiều dài xương đùi của bé.
  • Chỉ số EFW: Chỉ số cân nặng của thai nhi (ước đoán).
LMP là gì? Những chỉ số quan trọng khi siêu âm mẹ nên biết 2
Mẹ bầu nên biết các chỉ số quan trọng trong kết quả siêu âm 

Ngoài những chỉ số thường thấy trong kết quả siêu âm thai nêu trên, mẹ bầu cũng cần quan tâm đến những chỉ số khác như:

  • Chỉ số AC: Chu vi vòng bụng;
  • Chỉ số PI: Động mạch rốn;
  • Chỉ số HC: Chu vi đầu;
  • Chỉ số NT: Kiểm tra vùng gáy của thai nhi;
  • Chỉ số AF: Chỉ số liên quan đến nước ối;
  • Chỉ số AFI: Chỉ số nước ối;
  • Chỉ số PI: Chỉ số đập;
  • Chỉ số APTD: Chỉ số đường kính trước và sau bụng;
  • Chỉ số OFD: Chỉ số đường kính xương chẩm;
  • Chỉ số EDD: Ngày sinh ước đoán của bé.

Bên cạnh đó, trong kết quả siêu âm hoặc khám thai cũng có một số thuật ngữ chuyên ngành như:

  • LMP: Giai đoạn kinh nguyệt cuối;
  • BBT: Nhiệt độ cơ thể cơ sở;
  • FBP: Sơ lược tình trạng sinh lý của thai nhi;
  • FG: Sự phát triển của thai nhi;
  • FHR: Nhịp tim thai nhi;
  • FM: Sự di chuyển của thai nhi;
  • FBM: Sự dịch chuyển hô hấp;
  • PL: Đánh giá mức độ nhau thai.
LMP là gì? Những chỉ số quan trọng khi siêu âm mẹ nên biết 3
Các thuật ngữ chuyên ngành hiển thị trong kết quả khám thai giúp bác sĩ ghi nhận tình trạng hiện tại của thai nhi

Những mốc thời gian quan trọng trong siêu âm thai

Khám thai định kỳ và đúng theo khuyến cáo giúp mẹ bầu phát hiện và can thiệp kịp thời những vấn đề liên quan đến sự phát triển của thai nhi. Do đó, bạn không nên bỏ qua những mốc thời gian quan trọng trong siêu âm thai dưới đây.

  • Ba tháng đầu: Ở cột mốc này, mẹ bầu sẽ thực hiện siêu âm để biết số tuổi thai, ngày dự sinh, số lượng thai nhi, vị trí thai,… Đây cũng là thời điểm vàng để mẹ bầu thực hiện siêu âm đo độ mờ da gáy, giúp dự đoán những bất thường về hội chứng gây nên do NST như hội chứng Down, hở môi, hàm ếch, dị tật tim,…
  • Tuần thứ 18 – 23: Thời điểm này thai nhi cơ bản đã phát triển toàn diện. Biểu hiện là hình ảnh siêu âm thai đã rõ ràng, nhịp tim đập mạnh mẽ hơn và các chỉ số ở giai đoạn này cũng cho thấy những bất thường về ống thần kinh, vôi não, não úng thủy,… Đồng thời, cột mốc này cũng là giai đoạn tốt nhất để siêu âm tim thai nhằm phát hiện các bệnh lý về tim.
  • Tuần thứ 30 – 32: Ba tháng cuối thai kỳ em bé sẽ cứng cáp hơn và phát triển nhanh chóng về cân nặng. Do đó, mẹ bầu nên lưu ý những chỉ số quan trọng khi siêu âm như nước ối, vị trí thai, cân nặng,… để chuẩn bị tốt nhất cho việc vượt cạn sắp tới. Bên cạnh đó, bà bầu cũng không nên bỏ sót những bất thường biểu hiện muộn như dị tật tim, dị tật thai nhi,…
LMP là gì? Những chỉ số quan trọng khi siêu âm mẹ nên biết 4
Mẹ bầu cần chú ý siêu âm thai theo lịch hướng dẫn của bác sĩ

Lưu ý mẹ bầu nên biết về các chỉ số trong siêu âm thai

Tuy siêu âm thai là phương pháp hiện đại, giúp mẹ nắm được thông tin cơ bản về thai nhi nhưng các chỉ số này chỉ mang tính chất tương đối. Để chắc chắn về tình trạng phát triển của thai nhi, bà bầu vẫn nên lắng nghe chẩn đoán và gợi ý của bác sĩ có chuyên môn. Việc đọc hiểu thêm các chỉ số, thuật ngữ khi siêu âm chỉ mang tính chất hỗ trợ.

  • Từ tuần 4 – 7 của thai kỳ có thể quan sát và đo được đường kính túi thai.
  • Từ tuần 7 – 20 của thai kỳ là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của thai nhi, bác sĩ sẽ thu được nhiều chỉ số khác liên quan đến sự phát triển của bé về tay chân, tim thai,…
  • Từ tuần 20 – 40 của thai kỳ là thời điểm thai nhi bước sang giai đoạn cuối, tốc độ phát triển cũng nhanh hơn. Khi này, các chỉ số quan trọng trong siêu âm thai bao gồm cân nặng, chiều dài,… cần được chú ý nhiều hơn.

Hy vọng những chia sẻ trên từ Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc LMP là gì. Ngay từ những tuần đầu tiên của thai kỳ, nếu phát hiện dấu hiệu bất thường như đau bụng, ra máu,… mẹ bầu cần nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám và can thiệp kịp thời, tránh chủ quan dẫn đến hậu quả đáng tiếc.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.