Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Loạn dưỡng giác mạc là gì? Các phương pháp điều trị loạn dưỡng giác mạc

Ngày 08/08/2022
Kích thước chữ

Loạn dưỡng giác mạc là tình trạng bệnh lý liên quan đến mắt rất đặc biệt. Nó làm mất đi sự trong suốt của giác mạc, khiến thị lực bệnh nhân suy giảm nghiêm trọng. Nếu không được điều trị hiệu quả, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho mắt người bệnh.

Loạn dưỡng giác mạc chỉ xuất hiện do di truyền mà không phụ thuộc bất kỳ nguyên nhân bên ngoài nào khác nên một số người vẫn chưa hiểu biết đầy đủ về căn bệnh này. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Loạn dưỡng giác mạc là gì?

Loạn dưỡng giác mạc là một bệnh về mắt làm lắng đọng chất trắng đục trên giác mạc và làm thị lực người bệnh bị suy giảm. Nguyên nhân hình thành loạn dưỡng giác mạc là do di truyền, không phụ thuộc và các yếu tố bên ngoài như chế độ sinh hoat hay chấn thương. 

Giác mạc là thành phần vỏ bọc bên ngoài nhãn cầu, trong suốt và có tác dụng bảo vệ nhãn cầu. Bệnh có thể bắt đầu từ một lớp của giác mạc sau đó lan sang các lớp khác mà không ảnh hưởng đến các vị trí khác của mắt hay bộ phận khác của cơ thể. Loạn dưỡng giác mạc có thể gây suy giảm thị lực một cách nghiêm trọng nhưng cũng có trường hợp người bệnh chỉ phát hiện tình cờ khi khám mắt mà không có triệu chứng bất thường về thị lực nào. Đối với tình trạng bệnh nặng thường sẽ được bác sĩ phẫu thuật thay giác mạc để cải thiện tầm nhìn cho bệnh nhân. 

Loạn dưỡng giác mạc là gì? Các phương pháp điều trị loạn dưỡng giác mạc 1

Loạn dưỡng giác mạc là bệnh làm lắng đọng chất trắng đục trên giác mạc

Nguyên nhân của loạn dưỡng giác mạc

Loạn dưỡng giác mạc không đến từ các tác nhân bên ngoài như thói quen sinh hoạt không lành mạnh, các chấn thương xuất hiện ở mắt hay do biến chứng của các bệnh về mắt khác mà nó xuất phát do chính các yếu tố di truyền. Do vậy, ở những gia đình có tiền sử mắc bệnh thì nguy cơ xuất hiện loạn dưỡng giác mạc ở thế hệ con cháu sẽ cao hơn. Phần lớn các dạng bệnh di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường, số ít khác thì nằm trên gen lặn. Bệnh có tỷ lệ mắc như nhau ở nam và nữ, trừ trường hợp loạn dưỡng nội mô Fuchs có ảnh hưởng tới nữ nhiều hơn nam.

Các loại loạn dưỡng giác mạc

Theo thống kê, có đến hơn 20 loại loạn dưỡng giác mạc khác nhau, được phân loại theo nhiều cách. Dưới đây là cách phân loại dựa trên sự ảnh hưởng của bệnh đến các lớp giác mạc:

  • Nhóm tác động đến mặt ngoài giác mạc: Đây là loại loạn dưỡng giác mạc ảnh hưởng đến lớp biểu mô và lớp màng Bowman ngoài cùng của giác mạc.
  • Nhóm tác động đến nhu mô giác mạc: Tình trạng loạn dưỡng giác mạc ảnh hưởng đến lớp giữa và là lớp dày nhất.
  • Nhóm tác động đến các lớp bên trong của giác mạc: Gồm lớp màng Descemet và lớp nội mô. Ở nhóm này, hay gặp nhất là hiện tượng loạn dưỡng nội mô Fuchs.

Triệu chứng của loạn dưỡng giác mạc

Tùy vào từng dạng bệnh loạn dưỡng giác mạc mà độ tuổi khởi phát cũng như các triệu chứng cơ bản sẽ có sự khác nhau.

  • Mờ mắt và suy giảm thị lực: Sự tích tụ của chất trắng đục trên giác mạc sẽ khiến mắt trở nên mờ nhòe, giảm thị lực.
  • Đau mắt, tăng nhạy cảm với ánh sáng: Khi lớp tế bào biểu mô trên bề mặt giác mạc bị bong ra khỏi lớp màng Bowman bên dưới, nó sẽ gây xói mòn giác mạc. Người bị xói mòn giác mạc thường xuất hiện triệu chứng đau mắt và nhạy cảm hơn với ánh sáng.
  • Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp phải những triệu chứng khác như: Khô mắt, chảy nước mắt, cảm giác cộm như có vật lạ trong mắt.

Mỗi loại loạn dưỡng giác mạc sẽ có mức độ biểu hiện các triệu chứng khác nhau, thậm chí có một số trường hợp bệnh không gây ra bất kỳ triệu chứng nào.

Loạn dưỡng giác mạc là gì? Các phương pháp điều trị loạn dưỡng giác mạc 2

Loạn dưỡng giác mạc làm mờ mắt và suy giảm thị lực

Các phương pháp điều trị loạn dưỡng giác mạc

Bệnh nhân không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ

Nếu bệnh nhân loạn dưỡng giác mạc không xuất hiện triệu chứng hoặc có nhẹ thì không nhất thiết phải thực hiện các can thiệp y khoa ngay lập tức. Người bệnh chỉ cần quan sát, theo dõi mắt thường xuyên để kịp thời phát hiện những diễn biến mới của bệnh để xử lý kịp thời. Biện pháp điều trị bảo thủ hiệu quả trong trường hợp này là sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ tra mắt theo chỉ dẫn của bác sĩ. 

Dung dịch nhỏ mắt Taurine Solopharm 4% rất thích hợp cho việc điều trị bệnh loạn dưỡng giác mạc và chăm sóc mắt sau khi mổ ghép giác mạc. Thành phần chính là Taurine có công dụng kích thích thích quá trình phục hồi và tái tạo biểu mô tế bào trong các dạng loạn dưỡng giác mạc, thúc đẩy bình thường hóa chức năng màng tế bào. 

Dung dịch nhỏ mắt Taurine Solopharm 4% trị loạn dưỡng giác mạc

Dung dịch nhỏ mắt Taurine Solopharm 4% trị loạn dưỡng giác mạc

Bệnh nhân có các triệu chứng nặng

Trong trường hợp bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực thì cấy ghép giác mạc là biện pháp được bác sĩ khuyến khích thực hiện. Tùy từng dạng loạn dưỡng giác mạc mà bệnh nhân sẽ thực hiện các phương pháp cấy ghép khác nhau, bao gồm: Ghép giác mạc xuyên, ghép giác mạc lớp sâu hoặc ghép nội mô giác mạc.

Loạn dưỡng giác mạc là gì? Các phương pháp điều trị loạn dưỡng giác mạc 4

Bệnh nhân có triệu chứng nặng sẽ được cấy ghép giác mạc

Loạn dưỡng giác mạc là một bệnh lý còn khá lạ đối với nhiều người nhưng những ảnh hưởng nó gây ra đối với đôi mắt là hết sức nghiêm trọng. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn có cái nhìn đầy đủ hơn về căn bệnh này, hãy luôn chủ động chăm sóc và khám mắt định kỳ để bảo vệ “cửa sổ tâm hồn” của mình bạn nhé!

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm